Trẻ em Nhật học cách tự cứu lấy mình trong thảm họa, bão lũ

Kỹ năng chống chọi với thảm họa thiên nhiên được đề cao tại Nhật Bản, đặc biệt là trong ngành giáo dục.

Tại Nhật Bản, nơi đặc điểm địa hình khiến nước này phải hứng chịu nhiều thiên tai mỗi năm, chuyện dạy trẻ nhỏ cách giữ an toàn cho bản thân trước thảm họa được chú trọng đặc biệt.
Tại Nhật Bản, nơi đặc điểm địa hình khiến nước này phải hứng chịu nhiều thiên tai mỗi năm, chuyện dạy trẻ nhỏ cách giữ an toàn cho bản thân trước thảm họa được chú trọng đặc biệt.

Từ việc cảm nhận các trường hợp nguy hiểm, sẵn sàng chuẩn bị cho đến phán đoán, giúp đỡ người xung quanh, trẻ em tại đất nước mặt trời mọc đều được giáo dục kỹ lưỡng. Ảnh: The Atlantic.

Trẻ em Nhật học cách tự cứu lấy mình trong thảm họa, bão lũ ảnh 1

Tham gia các lớp đào tạo kỹ năng ứng phó với bão, hỏa hoạn, sóng thần, động đất là một phần không thể thiếu trong chương trình giáo dục tại Nhật Bản.

Các kỹ năng này sẽ được dạy xuyên suốt từ mẫu giáo lên đến cấp 3. Nội dung học được thiết kế bài bản, quy củ, phổ biến đầy đủ từ lý thuyết đến thực hành. Ảnh: AP.

Trẻ em Nhật học cách tự cứu lấy mình trong thảm họa, bão lũ ảnh 2

Trong mỗi buổi học thường kéo dài khoảng 3 tiếng, các em nhỏ sẽ được xem các video nói về các trận động đất từng xảy ra.

Học sinh Nhật Bản cũng hình thành thói quen chuẩn bị sẵn một balo đựng tất cả các vật dụng cần thiết bao gồm đồ ăn, nước uống, giấy tờ tùy thân và các món đồ trợ giúp sinh tồn như còi, đèn pin, áo mưa, mũ cứng cũng được trang bị đầy đủ. Ảnh: AFP.

Trẻ em Nhật học cách tự cứu lấy mình trong thảm họa, bão lũ ảnh 3

Từ mẫu giáo, học sinh Nhật Bản đã học cách đối diện với thiên tai, tránh rơi vào trạng thái mất bình tĩnh, thiếu tỉnh táo.

Nếu ở trong nhà, việc đầu tiên cần làm là chui xuống gầm bàn còn nếu ở ngoài đường, cần tìm ngay những không gian có vật để che chắn, tránh xa cửa kính để giảm nguy cơ bị trúng các mảnh vỡ.

Đồng thời, các em cũng được dạy kỹ việc nghe lời người hướng dẫn, không khóc lóc, tuân thủ trật tự và phối hợp cùng nhau. Ảnh: ABC News.

Trẻ em Nhật học cách tự cứu lấy mình trong thảm họa, bão lũ ảnh 4

Người Nhật đặc biệt chú trọng khâu thực hành, đảm bảo trẻ em nằm lòng cách xoay xở thay vì chỉ nắm kiến thức suông. Nhiều bài kiểm tra, diễn tập không báo trước được đưa ra, buộc học sinh vận dụng những gì đã học trước đó.

Nhà trường cũng tổ chức các chuyến đi thực địa, nơi nhân viên cứu hỏa địa phương sẽ tổ chức các trận mô phỏng động đất, giúp trẻ nhỏ hiểu rõ những gì có nguy cơ diễn ra. Ảnh: Japan News.

Trẻ em Nhật học cách tự cứu lấy mình trong thảm họa, bão lũ ảnh 5

Sử dụng truyện tranh để dạy trẻ sẵn sàng ứng phó với thảm họa đang dần trở nên phổ biến tại Nhật Bản. Nội dung các cuốn sách giải thích về cơ chế thảm họa, mô tả nguyên nhân, hậu quả, dạy cách thức sơ tán dưới dạng hỏi - đáp.

Đây cũng là cách người Nhật thực hiện để chữa lành vết thương tâm lý của những đứa trẻ bị ảnh hưởng bởi thiên tai - đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Ảnh: Daily Star.

Trẻ em Nhật học cách tự cứu lấy mình trong thảm họa, bão lũ ảnh 6

“Những cuốn sách được viết dựa trên trải nghiệm và đúc rút kinh nghiệm của những người đã trải qua thảm họa. Việc bổ sung kiến thức cho trẻ em thông qua tranh ảnh sẽ mở rộng trí tưởng tượng và giúp các em hình thành sẵn trong đầu những phản ứng thích hợp trong trường hợp khẩn cấp”, Sonoko Isozaki - Tổng biên tập phụ trách đơn vị xuất bản, cho hay. Ảnh: Daily Star.

Trẻ em Nhật học cách tự cứu lấy mình trong thảm họa, bão lũ ảnh 7

“Em đã mất ông bà mình trong trận sóng thần và em không muốn những đứa trẻ khác phải trải qua đau đớn tương tự. Đó là lý do em tham gia vào dự án tái thiết lại thị trấn của mình”, Ryusei, chàng trai 12 tuổi, từng phát biểu tại một hội nghị do UNICEF Nhật Bản tổ chức năm 2014.

Tại Nhật, trẻ em, thanh thiếu niên đóng góp một phần không nhỏ vào công cuộc chuẩn bị của cộng đồng trước thảm họa thiên nhiên. Mặc dù cứu trợ là phần việc của lực lượng chuyên nghiệp, trẻ em nước này được giáo dục để thành "người hùng" tự bảo vệ bản thân và người xung quanh. Ảnh: AFP.

Theo Zing.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hình ảnh minh họa về Hạng A Cháng do AI tạo ra. Ảnh minh họa: TG

Hai mặt của trí tuệ nhân tạo

GD&TĐ - Trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần trở thành một công cụ hỗ trợ mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục.

Binh lính Đức Quốc xã giương cờ trắng đầu hàng ngày 13/5/1945.

Cờ trắng đầu hàng có từ khi nào?

GD&TĐ - Trong chiến tranh, khi xét thấy không thể chống cự lại đối phương, đội quân yếu thế thường giương một lá cờ trắng biểu thị sự đầu hàng.