Dạy con soi gương đúng cách giúp con nhận thức về bản thân

Nếu biết tận dụng, bố mẹ hoàn toàn có thể biến hành động ngồi soi gương ngây ngô của con thành bài học phát triển nhận thức bản thân.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Ngay từ khi còn là một đứa trẻ sơ sinh, con bạn cũng thích nhìn chằm chằm vào khuôn mặt mình trong gương. Và chắc hẳn không ít ông bố bà mẹ đã từng bế con ra trước gương, chỉ cho chúng thấy hình dáng của mình.

Có thể bạn không biết, những điều vụn vặt tưởng cho vui đó lại giúp trẻ rất nhiều trong việc phát triển các kỹ năng nhận thức và thể chất. 

Có thể bố mẹ chưa biết: Dạy con soi gương đúng cách cũng khiến con nhận thức về bản thân hơn các bạn cùng lứa - Ảnh 1.

Theo nghiên cứu, khi trẻ được 9-12 tháng tuổi, bố mẹ hoàn toàn có thể tận dụng sở thích soi gương của con để dạy chúng một số kỹ năng thiết yếu như: Phối hợp tay, ngôn ngữ, nghe, bắt chước.

Dưới đây là hướng dẫn các bước soi gương đúng cách giúp phát triển nhận thức, bố mẹ có thể áp dụng cho con:

Bước 1

Đầu tiên bố mẹ hãy treo một chiếc gương ở trong nhà. Lưu ý, gương cần được treo ở vị trí an toàn và thật chắc chắn để khi trẻ chơi đùa sẽ không gặp nguy hiểm.

Bước 2

Bế con bạn ra trước gương để bé có thể nhìn thấy hình ảnh phản chiếu của mình và cả hình ảnh phản chiếu của bố mẹ.

Bước 3

Bố mẹ hãy yêu cầu bé chỉ vào mũi, tóc, mắt,… ở hình ảnh phản chiếu của bản thân trong gương. Nếu bé cần giúp đỡ, bố mẹ hãy chỉ vào chính các bộ phận cơ thể tương ứng của mình rồi nói cho bé biết đây là bộ phận gì. Bố mẹ hãy làm điều này đến khi bé nắm được khái niệm và xác định được các bộ phận.

Bước 4

Bố mẹ hãy dạy bé bắt chước các hình ảnh phản chiếu trong gương. Chẳng hạn như bố mẹ làm những biểu cảm ngộ nghĩnh như: lè lưỡi, nhăn mũi, mở to mắt,… và yêu cầu con bắt chước theo.

Hành động này không chỉ giúp trẻ nhỏ phát triển thêm, học được kỹ năng nhận thức mà còn giúp giải trí rất tốt.

Có thể bố mẹ chưa biết: Dạy con soi gương đúng cách cũng khiến con nhận thức về bản thân hơn các bạn cùng lứa - Ảnh 3.

Bước 5

Bố mẹ hãy lấy đồ chơi yêu thích của trẻ để ngồi chơi cùng trước gương. Cùng với món đồ chơi đó, bố mẹ tổ chức một "chương trình múa rối", một vở kịch tự biên, tự diễn trước gương và mời con tham gia cùng.

Làm thế nào để biết con đã có nhận thức hay chưa?

Trẻ nhỏ sẽ không nhận ra chúng đang nhìn vào hình ảnh phản chiếu của bản thân trong gương cho đến khi được 9 tháng tuổi. Để kiểm tra xem liệu con đã có nhận thức về bản thân hay chưa, bố mẹ có thể thử bằng nhiều cách.

Chẳng hạn như thử bôi một vệt son môi lên mặt con. Nếu khi soi gương, con giơ tay cố lau mặt mình chứ không phải mặt của hình ảnh phản chiếu trong gương thì chứng tỏ bé đã có nhận thức.

Đây sẽ là một cột mốc khá quan trọng trong cuộc đời một đứa trẻ.

Có thể bố mẹ chưa biết: Dạy trẻ soi gương đúng cách cũng khiến chúng phát triển nhận thức hơn trẻ cùng lứa - Ảnh 3.

Soi gương giúp bố mẹ kiểm tra xem con đã có nhận thức hay chưa.

Có một cách khác để kiểm tra xem con bạn đã có nhận thức và phản xạ hay chưa. Đó là hãy đặt một món đồ chơi hoặc một con thú nhồi bông ra đằng sau.

Nếu con cố gắng với món đồ ở phía tấm gương thay vì quay ra đằng sau lấy thì chứng tỏ con vẫn chưa nhận thức được.

Theo Helino

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

ThS Lê Hồng Hiệu cho rằng nghề giáo không đơn thuần là một công việc, mà là một “nghề của tình yêu”. Ảnh: NTCC

Người thầy kiến tạo giấc mơ

GD&TĐ - ThS Lê Hồng Hiệu - Phó Viện trưởng Viện Kỹ thuật, Trường Đại học Công nghệ TPHCM (HUTECH) là người đã được vinh danh “Nhà giáo tiêu biểu 2024”.

Vỏ cam chứa nhiều hoạt chất quý chống oxy hóa mạnh.

Biến vỏ cam thành dược liệu quý

GD&TĐ - Nhóm nghiên cứu từ Trường Đại học Dược Hà Nội đã thực hiện đề tài chiết xuất hesperidin từ phụ phẩm vỏ cam Cao Phong (Phú Thọ), nhằm tận dụng nguồn nguyên liệu nội địa.

Minh họa/INT.

Cùng hẹn đối thoại văn hóa

GD&TĐ - Mô hình tổ chức sự kiện nghệ thuật trong không gian nhỏ và ấm cúng được các nhóm, câu lạc bộ âm nhạc truyền thống thực hiện trong nhiều năm qua.