Trao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học như thế nào?

GD&TĐ - Sáng ngày 9/9, Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Tự chủ đại học: Nâng cao chất lượng đào tạo”.

Ảnh minh họa/nguồn internet.
Ảnh minh họa/nguồn internet.

Tham dự buổi tọa đàm có PGS.TS Nguyễn Thu Thủy - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT); PGS.TS Hoàng Minh Sơn - Hiệu trưởng Trường Đại học Bách Khoa; PGS.TS Phạm Hồng Chương - Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

Đổi mới cơ chế quản lý theo hướng trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị giáo dục đại học công lập là phù hợp với chủ trương, đường lối mở cửa hội nhập của Đảng và Nhà nước ta. Thời gian qua, việc thực hiện cơ chế tự chủ tại các trường đại học công lập ở Việt Nam đã được triển khai thí điểm và có những kết quả ban đầu.

Tuy nhiên, để phát huy cơ chế này một cách hiệu quả nhất thì cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ bằng những giải pháp thiết thực hơn nữa.

Vậy nên trao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học như thế nào và thực hiện quyền tự chủ ra sao để bảo đảm mục đích cuối cùng là nâng cao hiệu quả chất lượng của giáo dục đại học, đồng thời vẫn bảo đảm các vấn đề về an sinh xã hội như giá học phí và khả năng tiếp cận thị trường việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp là vấn đề được dư luận hết sức quan tâm.

Toàn cảnh tọa đàm
Toàn cảnh tọa đàm 

Luật Giáo dục Đại học (GDĐH) sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/7/2019, những điều chỉnh, bổ sung trong Luật GDĐH được đánh giá là khá hiện đại, tháo gỡ các nút thắt đối với giáo dục Việt Nam.

Nói rõ hơn về vấn đề này, PGS Nguyễn Thị Thu Thủy cho rằng: Luật sửa đổi GDĐH khẳng định quyền tự chủ của các cơ sở GDDH, các cơ sở giáo dục tự xác định mục tiêu, tự lựa chọn cách thức để thực hiện mục tiêu của mình. Tuy nhiên họ có trách nhiệm giải trình. Các cơ sở tự chủ chuyên môn, tài chính, tài sản, nhưng vẫn phải đáp ứng được quy định của pháp luật. Nhằm gỡ nút thắt này, luật GDĐH sửa đổi trao quyền hạn, trách nhiệm rất lớn cho Hội đồng trường.

Với các yêu cầu về quản trị đại học, trong luật GDĐH sửa đổi yêu cầu quản trị ĐH ở các có sở giáo dục cần thay đổi theo hướng kiện toàn Hội đồng trường. Trên cơ sở đó, Bộ GD&ĐT đang phối hợp với các bên liên quan để kiện toàn cơ chế chính sách của Hội đồng trường. Đối với từng loại hình trường đáp ứng yêu cầu cơ cấu, số lượng, thành phần.

Mỗi cơ sở GDĐH cần xây dựng kiện toàn, cơ chế, tổ chức. Cơ chế này là bộ luật dành cho hiệu trưởng và sẽ điều chỉnh mọi hoạt động nhân sự cho các trường. Mỗi cơ sở GDĐH cần có chiến lược đổi mới đảm bảo các quy định của pháp luật.

Mức học phí của sinh viên là vấn đề được dư luận quan tâm sau tự chủ.

PGS.TS Hoàng Minh Sơn cho biết: Chúng tôi thấy rằng, việc cân nhắc học phí là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời đảm bảo sự tiếp cận ĐH của người học. Khi Nhà nước không cấp kinh phí thường xuyên, việc tăng học phí là điều tất yếu.

Đến nay chính sách học phí của nhà trường đã ổn định. Sinh viên có nhiều lựa chọn các chương trình học khác nhau. Bên cạnh khung học phí nhà trường còn có học bổng đảm bảo khả năng tiếp cận cơ hội cho người học.

Chia sẻ về mức học phí ảnh hưởng đến sinh viên như thế nào, PGS.TS Phạm Hồng Chương cho biết: Trường ĐHKTQD là một trong những trường đầu tiên thực hiện cơ chế tự chủ. Tăng học phí bù đáp chi phí thường xuyên là vấn đề tất yếu. Đến nay nhà trường thực hiện đúng tinh thần Nghị định 86 của Chính phủ. Mức học phí công khai minh bạch, thực hiện công bố cho toàn khóa.

Trong bối cảnh hiện nay chúng tôi tăng 5%/năm, các em sinh viên cũng không bất ngờ về vấn đề này.

Để đảm bảo cho các đối tượng khó khăn được học tập, chúng tôi cam kết có quỹ học bổng cho sinh viên nghèo. Nhiều học bổng tài năng được cấp cho cả khóa học, các em có đủ khả năng chi trả trong suốt quá trình học tập. Tuy nhiên, nếu chỉ trông chờ vào học phí chúng ta sẽ không có những đột phá, về lâu dài chúng ta cần có bước thay đổi.

Các diễn giả tại tọa đàm đều cho rằng, trong thời gian tới các trường tự chủ là tất yếu. Nhiều cơ sở đào tạo mở ra các ngành đào tạo đáp ứng yêu cầu các trường. Tuy nhiên các trường đều cần có cơ chế chính sách để thực hiện.

Trong bối cảnh chúng ta cạnh tranh với khu vực và trên thế giới chất lượng là vấn đề chúng ta quan tâm. Đặc biệt, để tạo nên thương hiệu, nhà trường sẽ tạo ra những sản phẩm rất khác biệt. Mỗi trường có sản phẩm riêng như vậy thì SV mới có chỗ đứng trong thị trường lao động có chất lượng cao.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Công ty Trái cây Nhiệt đới Hoa Kỳ giờ tên Chiquita và vẫn chưa phải chịu trách nhiệm về vụ thảm sát vì chuối năm 1928. Ảnh: Thecollector.com

Vụ thảm sát vì chuối

GD&TĐ - Năm 1928, ở Colombia, quốc gia Nam Mỹ với biệt danh đương thời là 'nước cộng hòa chuối'.