Trào lưu chụp ảnh "tự sướng" xuất hiện từ thế kỷ 19

Bức ảnh selfie (tự chụp bản thân) đầu tiên trong lịch sử đã được chụp vào năm 1839.

Trào lưu chụp ảnh "tự sướng" xuất hiện từ thế kỷ 19

Ảnh selfie là các bức chân dung tự chụp bằng điện thoại hay máy ảnh, chủ nhân sau đó có thể đăng tải lên các trang mạng xã hội.

Người ta luôn cho rằng trào lưu chụp ảnh này mới xuất hiện khoảng vài năm trở lại đây. Nhưng thực tế, những bức ảnh "tự sướng" đã có từ khi nhiếp ảnh và máy ảnh mới được phát minh.

Trào lưu chụp ảnh "tự sướng" xuất hiện từ thế kỷ 19 ảnh 1

Robert Cornelius

Tấm ảnh selfie đầu tiên được ghi nhận trong lịch sử là của một nhà hóa học nghiệp dư người Mỹ có tên là Robert Cornelius.

Tại căn phòng phía sau nhà, ông đã tự chụp bản thân bằng cách tháo bỏ ống kính, sau đó chạy tới đứng trước khung hình khoảng vài phút, rồi lắp ống kính lại.

Trào lưu chụp ảnh "tự sướng" xuất hiện từ thế kỷ 19 ảnh 2

Một phụ nữ Anh "tự sướng" với máy Kodak Brownie (1900)

Kể từ thập niên 1830, cùng với sự phát triển của công nghệ, trào lưu tự chụp ảnh chân dung ngày càng phổ biến. Và ngày nay, selfie đã được công nhận là một khái niệm chính thức.

Trào lưu chụp ảnh "tự sướng" xuất hiện từ thế kỷ 19 ảnh 3

Ông Joseph Byron, người sáng lập ảnh viện Byron Company, tự chụp tại New York (1909)

Trào lưu chụp ảnh "tự sướng" xuất hiện từ thế kỷ 19 ảnh 4

Công tước Nga Anastasia "tự sướng" năm 1914

Trào lưu chụp ảnh "tự sướng" xuất hiện từ thế kỷ 19 ảnh 5

Đạo diễn, nhà sản xuất phim và nhà biên kịch Stanley Kubrick (1949)

Trào lưu chụp ảnh "tự sướng" xuất hiện từ thế kỷ 19 ảnh 6

Nhiếp ảnh gia Tony Ray-Jones (1965)

Trào lưu chụp ảnh "tự sướng" xuất hiện từ thế kỷ 19 ảnh 7

Phóng viên ảnh Terry Fincher "tự sướng" bằng ống kính gắn vào chân (1966)

Theo Khám phá

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.