Trao giải báo chí 'Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam' năm 2019

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trao giải cho nhóm tác giả đạt giải Nhất.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trao giải cho nhóm tác giả đạt giải Nhất.

Cùng với việc công bố trao thưởng cho các tác giả có tác phẩm đoạt giải và nhân vật tiêu biểu trong tác phẩm, Lễ trao giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" năm 2019 sẽ có nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc và 3 phóng sự được dàn dựng công phu.

Giải Báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" năm 2019 do Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức; Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị được Bộ GD&ĐT giao thường trực, tổ chức thực hiện. Đây là năm thứ 2 Giải được tổ chức.

Sau 6 tháng phát động, Ban tổ chức đã nhận được gần 1.000 tác phẩm tham dự giải từ 4 loại hình: Báo in, Báo điện tử, Phát thanh và Truyền hình. Nhiều tác phẩm dự thi không chỉ nội dung chất lượng mà hình thức cũng được đầu tư hết sức công phu.

Đơn cử như: Loạt tác phẩm về công tác “Tự chủ đại học” của nhà báo Thu Phương, Mạnh Xuân, Tuấn Anh, Misol đăng trên Báo Nhân dân đã được nhóm tác giả tổ chức sản xuất công phu, đi từ thực trạng hiện nay và đưa ra giải pháp tham vấn cho ngành.

Hay câu chuyện kể về “Hành trình 30 năm thay đổi số phận cho trẻ bụi đời” của hai nhà báo Vũ Lụa, Diệu Bình - Báo điện tử VietNamNet kể về nhà giáo đã 74 tuổi có lòng thương vô bờ bến với nhóm trẻ bụi đời; hơn 30 năm mở lớp học dạy chữ cho nhóm trẻ không nơi nương tựa bên bờ sông Hồng.

Để hoàn thành tác phẩm “Lớp học trên nóc ông Ruộng”, nhà báo Nguyễn Văn Ba cùng ekip quay phim Nguyễn Tài Việt, Nguyễn Bá Trung đã phải leo lên đỉnh dãy Đông Trường Sơn cao hàng nghìn mét, nơi mỗi lớp chỉ có hơn chục học sinh người dân tộc thiểu số ít người, nơi các thầy, cô giáo coi trường như nhà của mình.

Câu chuyện của các thầy cô được tác giả kể bằng những thước phim đẹp mê hồn, chỉ những người có tâm với nghề mới viết lên những câu chuyện bằng những thước phim như thế…

Câu chuyện của các nhà báo Lê Thị Hằng, Kiều Thanh Phương, Trần Bá Duy, Nguyễn Trần Anh Thu, Cao Phương Lan chia sẻ xúc cảm của các nhà giáo cắm bản, bám làng nơi rẻo cao mây mờ, những câu chuyện xúc động, nghẹn ngào của nữ nhà giáo đã nguyện hy sinh rất nhiều trong cuộc sống đời tư để cống hiến cho nghề.

Với hình thức thể hiện đa phương tiện, thân thiện, tương thích với các thiết bị nghe nhìn phổ biến hiện nay, tác phẩm đã nối cầu hiện trường, nối cầu thính giả, ghi hình phát sóng trực tiếp là những hình thức thể hiện của báo chí hiện đại ngày nay.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.