Họp báo tổng kết Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” 2019

Quang cảnh buổi họp báo.
Quang cảnh buổi họp báo.

Ông Hồ Quang Lợi – Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” năm 2019, Chủ tịch Hội đồng Chung khảo; ông Triệu Ngọc Lâm – Tổng Biên tập báo Giáo dục và Thời đại, Trưởng ban tổ chức; ông Nguyễn Việt Hùng – Phó Chánh Văn phòng Bộ GD&ĐT, ủy viên Ban Chỉ đạo – cùng chủ trì họp báo.

Tham dự họp báo còn có sự hiện diện của thành viên Hội đồng Giám khảo: ông Trần Bá Dung - Trưởng Ban Nghiệp vụ, Hội Nhà báo Việt Nam; ông Nguyễn Hồng Thái – Tổng Biên tập tạp chí Công an nhân dân; bà Dương Thị Thanh Hương – Phó Tổng Biên tập Báo Giáo dục và Thời đại;

Bà Đinh Thị Xuân Hòa – Phó Trưởng khoa Phát thanh truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền; Ông Stewart Utley – Quản lý bộ phận Tiếng Anh học thuật ĐH Anh Quốc Việt Nam, đại diện Nhà tài trợ Kim cương và đông đảo phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí cùng tham dự họp báo.

Nhà báo Triệu Ngọc Lâm, Tổng Biên tập Báo Giáo dục và Thời đại phát biểu.
 Nhà báo Triệu Ngọc Lâm, Tổng Biên tập Báo Giáo dục và Thời đại phát biểu.

Chia sẻ của nhà báo Triệu Ngọc Lâm - Tổng Biên tập Báo Giáo dục và Thời đại: Giáo dục và đào tạo luôn được Đảng và Nhà nước coi là quốc sách hàng đầu. Năm 2013, Hội nghị Trung ương 8 khóa XI của Đảng đã ban hành Nghị quyết số 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Hơn 5 năm qua, cả nước huy động nhiều nguồn lực cho công cuộc đổi mới. Sự nghiệp phát triển giáo dục luôn nhận được sự quan tâm của nhân dân và toàn xã hội cùng sự đồng hành tích cực của báo chí.

Video: Phát biểu của ông Triệu Ngọc Lâm - TBT Báo Giáo dục&Thời đại.

Năm 2019, năm thứ hai Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức phát động Giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” nhằm tôn vinh các tác giả, tác phẩm viết về những thành quả, mô hình đổi mới, sáng tạo trong dạy và học trên mọi miền tổ quốc.

Qua đó, phát hiện và tri ân các cá nhân, tập thể điển hình, tiêu biểu thi đua đổi mới sáng tạo trong dạy và học, và những tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp cho sự nghiệp Giáo dục Việt Nam.

Quang cảnh họp báo.
 Quang cảnh họp báo.

Sau một thời gian phát động đến nay, Ban Tổ chức đã nhận được gần 1.000 tác phẩm của 4 thể loại báo chí tham dự giải, gồm: Báo in, Báo điện tử, Phát thanh và Truyền hình.

Giải Báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" năm nay đã được đông đảo phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn báo chí ở trung ương và địa phương, các tác giả là những cây bút chuyên và không chuyên đã nhiệt tình hưởng ứng, gửi tác phẩm tham gia.

Các tác phẩm dự giải có chất lượng tăng so với năm ngoái rất nhiều, đề tài của các tác phẩm khá toàn diện, có sự đầu tư công phu về cách thức thể hiện, văn phong bút pháp.

Theo đánh giá của Ban giám khảo, Giải năm nay ghi nhận sự tiến bộ vượt trội về chất lượng, nội dung và hình thức thể hiện, sự phong phú, nét mới của đề tài các tác phẩm.

Đồng thời, có sự tham gia của đông đảo các cơ quan báo chí từ Trung ương đến các địa phương ở khắp các vùng miền của cả nước đã cho thấy sự lan tỏa mạnh mẽ của Giải Báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam".

Với những mảng đề tài giáo dục phong phú, các tác phẩm dự thi đã phản ánh đậm nét về “Sự cống hiến của các nhà giáo” cho sự nghiệp giáo dục; đồng thời đi sâu phân tích, mổ xẻ những vấn đề nóng của ngành. Nhiều bài báo công phu, thể hiện tâm huyết với đề tài và sự đầu tư công sức lao động nghề nghiệp hết sức nghiêm túc của nhà báo.

Đọc, xem các tác phẩm có thể thấy, nhiều tác giả đã đầu tư thời gian, công sức và dấn thân đến tận những hang cùng ngõ hẻm, bằng cách tác nghiệp kĩ lưỡng, bài bản, được đầu tư chuyên sâu, đến những vùng núi cao, hải đảo tiền tiêu của Tổ quốc để có những những thước phim quý, chụp những bức hình đẹp để có tư liệu sinh động cho “đứa con tinh thần” tham dự giải.

Đông đảo phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí dự họp báo.
 Đông đảo phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí dự họp báo.

Với tinh thần trách nhiệm cao, công tâm và nghiêm túc, Hội đồng giám khảo là những nhà báo giàu kinh nghiệm đã hoàn thành tốt việc chấm các tác phẩm báo chí tham dự Giải.

Kết quả trong 71 tác phẩm lọt vào vòng Chung khảo, đã có 44 tác phẩm đạt Giải, trong đó: 4 Giải A, 8 Giải B, 12 Giải C và 20 Giải khuyến khích; 1 Giải Đặc biệt được BGK chọn từ 4 giải A và 2 nhân vật tiêu biểu được chọn trong các tác phẩm đạt giải.

Thay mặt lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà báo Triệu Ngọc Lâm gửi lời cảm ơn chân thành đến các cơ quan thông tấn báo chí trung ương và địa phương; các nhà báo, phóng viên, biên tập viên chuyên và không chuyên theo dõi lĩnh vực giáo dục đã có nhiều tác phẩm hay, trình bày đẹp, in đậm dấu ấn sâu sắc về ngành giáo dục trong thời gian qua.

Các đại biểu tham dự họp báo
 Các đại biểu tham dự họp báo

Nhà báo Triệu Ngọc Lâm nhấn mạnh: Công cuộc đổi mới toàn ngành giáo dục đang triển khai còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Chính vì vậy, cần có sự vào cuộc ủng hộ chung tay góp sức của nhân dân và toàn xã hội, đặc biệt sự đồng hành của báo chí.

Nhằm tiếp tục động viên, khuyến khích những người làm báo ngày càng có nhiều tác phẩm viết về giáo dục có chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục tổ chức phát động Giải Báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" trong những năm tiếp theo.

“Chúng tôi rất mong nhận được sự tham gia, hưởng ứng của các cơ quan thông tấn, báo chí trong cả nước, các tác giả đã góp phần tạo sức làm lan tỏa những tấm gương, điển hình tiên tiến của ngành giáo dục và tạo, sự đồng thuận của nhân dân và toàn xã hội với công cuộc đổi mới giáo dục” – Nhà báo Triệu Ngọc Lâm chia sẻ.

Ông Hồ Quang Lợi – Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu
Ông Hồ Quang Lợi – Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu 

Phát biểu tổng kết giải, ông Hồ Quang Lợi - Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” năm 2019 cho biết: Ban tổ chức Giải đã mời nhiều giám khảo có uy tín của các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thông tấn, báo chí lớn và uy tín tham gia Hội đồng sơ khảo, Hội đồng Chung khảo.

Ban giám khảo đã làm việc hết sức khẩn trương, nghiêm túc chấm và xét chọn giải thưởng. Các thành viên Ban Giám khảo Hội đồng Chung khảo đã thống nhất 100% trao giải cho 44 tác phẩm xuất sắc nhất của 4 loại hình, cơ cấu giải thưởng cho mỗi loại hình bao gồm: 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba và 5 giải Khuyến khích.

Video: Phát biểu của ông Hồ Quang Lợi - Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” năm 2019.

Theo đánh giá của các giám khảo: Giải năm nay ghi nhận sự tiến bộ vượt trội về chất lượng nội dung và hình thức thể hiện, sự phong phú, nét mới của đề tài các tác phẩm. Đồng thời, có sự tham gia của đông đảo các cơ quan báo chí từ Trung ương đến các địa phương ở khắp các vùng, miền của cả nước đã cho thấy sự lan tỏa mạnh mẽ của Giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam".

Nếu như năm 2018, các tác phẩm dự thi thường chỉ viết về cuộc sống và nghị lực vượt khó vươn lên của các giáo viên vùng khó khăn, về đổi mới phương pháp dạy học đáp ứng yêu cầu của công tác giáo dục phổ thông mới thì Giải năm nay các nhà báo dự thi đã đi sâu phân tích, mổ sẻ những vấn đề nóng của ngành.

Nhiều tác phẩm đã lột tả những câu chuyện đầy cảm xúc của các nhà giáo cắm bản, bám làng nơi rẻo cao mây mờ, những câu chuyện xúc động, nghẹn ngào của nữ nhà giáo đã nguyện hy sinh rất nhiều trong cuộc sống đời tư để cống hiến cho nghề trên điểm trường xa xôi; Hay như nữ nhà giáo già mấy chục năm nay mở lớp dạy chữ không công cho nhóm trẻ bụi đời.

Các tác giả đã có sự đầu tư công phu với mảng đề tài đã chọn; Đầu tư thời gian, công sức và dấn thân đến tận những hang cùng ngõ hẻm, đến những nơi khó khăn nhất của miền sơn cước, những vùng biên cương, núi cao hay các đảo tiền tiêu xa xôi để quay những thước phim quý, chụp những bức hình đẹp, phỏng vấn thầy, cô giáo để có tư liệu sinh động cho “đứa con tinh thần” tham dự Giải.

Ông Nguyễn Việt Hùng - Phó Chánh Văn phòng Bộ GD&ĐT phát biểu
 Ông Nguyễn Việt Hùng - Phó Chánh Văn phòng Bộ GD&ĐT phát biểu

Tại buổi lễ, ông Nguyễn Việt Hùng - Phó Chánh Văn phòng Bộ GD&ĐT đánh giá: Các tác phẩm dự giải đã phản ánh đa diện, không chỉ là đề tài truyền thống từ những năm trước, không chỉ tôn vinh tấm gương thầy cô miệt mài trên bục giảng; lần này đội ngũ phóng viên GD có bước tiến lớn, có những bài viết, tác phẩm chuyên sâu phân tích vấn đề định hướng lớn của ngành GD như: Tự chủ đại học, đổi mới phương pháp dạy học, cơ chế tuyển dụng GV, các vấn đề nóng của ngành với tinh thần xây dựng cao.

Đánh giá cao sự đồng hành của các nhà báo, cảm nhận sự đồng hành của báo chí với GD càng ngày càng phát triển. Tin tưởng rằng, giải báo chí toàn quốc “Vì Sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” sẽ phát triển lớn mạnh, ngày càng nhiều tác phẩm hay, có ý nghĩa của các nhà báo tâm huyết viết về ngành giáo dục.

Hi vọng rằng, trong những năm tới, giải sẽ nhận được sự tham gia nhiều hơn nữa của các nhà báo.

Ông Stewart Utley chia sẻ tại buổi họp báo.
Ông Stewart Utley chia sẻ tại buổi họp báo.

Chia sẻ về sự đồng hành Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” năm 2019, đại diện nhà tài trợ, ông Stewart Utley (ĐH Anh Quốc Việt Nam - BUV) cho rằng, đây là cơ hội tốt để BUV có thể cùng đồng hành với Bộ GD&ĐT Việt Nam, tạo động lực hơn nữa, khuyến khích những chương trình hợp tác sâu rộng giúp phát triển hệ thống giáo dục Việt Nam.

Tại buổi họp báo, nhiều câu hỏi của phóng viên đã được các thành viên Ban Chỉ đạo Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” năm 2019 trả lời thấu đáo.

Phóng viên Minh Nguyệt - Nhà báo và Công Luận đặt câu hỏi với Ban tổ chức Giải.
 Phóng viên Minh Nguyệt - Nhà báo và Công Luận đặt câu hỏi với Ban tổ chức Giải.
Phóng viên Tuyết Nhung - VTC1 đặt câu hỏi với Ban tổ chức Giải.
 Phóng viên Tuyết Nhung - VTC1 đặt câu hỏi với Ban tổ chức Giải.
Ông Hồ Quang Lợi – Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam giải đáp các vấn đề phóng viên quan tâm.
 Ông Hồ Quang Lợi – Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam giải đáp các vấn đề phóng viên quan tâm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Bình dân học vụ số

GD&TĐ - Sáng 18/11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.