Tái sử dụng rác thải nhựa bảo vệ môi trường

GD&TĐ - Hưởng ứng việc bảo vệ môi trường, từ tiết học đầu tiên của năm học 2019 – 2020, thầy trò trường Tiểu học Đô thị Sài Đồng (Long Biên) đã có nhiều hoạt động phòng chống và bảo vệ môi trường xanh, sạch đẹp.  

Sản phẩm cua học sinh  tham gia tái sự dụng chai nhựa trồng cây xanh bảo vệ môi trường.
Sản phẩm cua học sinh tham gia tái sự dụng chai nhựa trồng cây xanh bảo vệ môi trường.

Chỉ trong vòng hơn 2 tháng triển khai hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường, cho đến nay, học sinh trường Tiểu học Đô thị Sài Đồng (Long Biên) đã có nhiều việc làm hữu ích. Đặc biệt, các đội viên nhí rất hào hứng, thích thú với hoạt động “Tái sử dụng rác thải nhựa”.

Ngay từ những tiết học đầu tiên của năm học 2019 - 2020, các em học sinh trường Tiểu học Đô thị Sài Đồng đã được tìm hiểu về những nguy hại của rác thải nhựa đến môi trường và cuộc sống. Vấn đề bảo vệ môi trường được các thầy cô lồng ghép trong các tiết học chính khóa.

Nhiều học sinh tham gia tái sử dụng các chai nhựa trồng cây xanh, bảo vệ môi trường.
Nhiều học sinh tham gia tái sử dụng các chai nhựa trồng cây xanh, bảo vệ môi trường. 

Ngoài việc vệ sinh sạch sẽ trong và ngoài lớp học, trồng cây xanh quanh trường, học sinh còn được các thầy, cô dạy cho biết về các sản phẩm từ nhựa cũng như hậu quả của rác thải nhựa đối với sức khỏe con người và hệ sinh thái. Từ đó các em có ý thức hạn chế dùng các đồ nhựa và nếu có dùng thì biết cánh bỏ đi vào đúng nơi quy định.

Hiện tại, các em học sinh trường Tiểu học Đô thị Sài Đồng đã biết cách thu gom vỏ chai nhựa lại để tái sử dụng. Đó là các em học sinh lớp đã sáng tạo ra các sản phẩm từ nhựa tái chế để trồng cây, trang trí hành lang lớp học, tạo ra không gian xanh mát cho lớp học, làm đẹp thêm khung cảnh sư phạm nhà trường.

Các em học sinh Tiểu học rất thích được tham gia trồng cây xanh, bảo vệ môi trường.
Các em học sinh Tiểu học rất thích được tham gia trồng cây xanh, bảo vệ môi trường.

Theo các nhà khoa học cho biết: để một ống hút nhựa có thể phân hủy được phải mất từ 100 đến 500 năm, đối với các chai nhựa phải mất từ trên 450 đến 1000 năm.

Thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Việt Nam cho thấy, rác thải nhựa chiếm 7% tổng lượng chất thải rắn thải ra, tương đương gần 2.500 tấn/ngày. Đây là con số đáng báo động trước thói quen dùng túi ni lông của nhiều người dân hiện nay.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ