Giải pháp nâng cao hoạt động đánh giá học sinh tiểu học

GD&TĐ - Kết thúc năm học 2014 – 2015, thầy Huỳnh Minh Thuận - Phó giám đốc Sở GD&ĐT Gia Lai - đã có những chỉ đạo cụ thể cho cán bộ, giáo viên trường tiểu học trên địa bàn nhằm tiếp tục triển khai có hiệu quả đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30 trong năm học tới.

Giải pháp nâng cao hoạt động đánh giá học sinh tiểu học

Giáo viên: Định kỳ phân công HS làm tổ trưởng, nhóm trưởng

Đối với giáo viên: Ngay từ đầu năm học, căn cứ Thông tư 30 thống nhất với phụ huynh những nhiệm vụ cơ bản (bằng văn bản) của học sinh khi ở nhà, sao cho phù hợp với từng độ tuổi (khối lớp). 

Hướng dẫn phụ huynh cách theo dõi, quan sát, nhận xét, giúp đỡ con em kịp thời. Đồng thời, thống nhất hình thức, thời điểm trao đổi thông tin giữa phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm.

Đầu năm học, khi nhận lớp phải phân chia tổ, nhóm học sinh đảm bảo tỷ lệ học sinh giỏi, khá, trung bình để học sinh giúp nhau trong học tập, sinh hoạt. 

Định kỳ luân phiên tổ trưởng, nhóm trưởng và phân công nhiệm vụ cụ thể, phù hợp từng đối tượng học sinh nhằm giúp các em phát huy tối đa năng lực, mạnh dạn, tự tin trong học tập, sinh hoạt.

Hướng dẫn (có văn bản) thứ tự nhiệm vụ của học sinh ở từng môn học khi học trên lớp; học sinh tự đánh giá; học sinh tự học, tự điều chỉnh cách học; tham gia góp ý bạn, nhóm bạn và nhiệm vụ của học sinh khi ở nhà. Tổ chức thực hành các nhiệm vụ, hoạt động nêu trên ngay từ buổi học, tuần học đầu năm học cho đến khi thuần thục.

Giáo viên cũng cần quyết tâm thực hiện tốt hoạt động đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, sinh hoạt tập thể nhằm tạo cơ hội cho tất cả học sinh cùng được học tập, trao đổi, chia sẻ, phát huy tối đa năng lực. Đây là biện pháp hết sức quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục học sinh.

Cùng với việc luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với nghề nghiệp, từ đó có nhiều sáng tạo trong hoạt động đánh giá học sinh, giáo viên cần tự nâng cao hoạt động đánh giá học sinh, như:

Trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp thông qua dự giờ, thao giảng, sinh hoạt chuyên đề và thường xuyên theo dõi trang mạng tieuhoc.moet.gov.vn về cách đánh giá học sinh theo Thông tư 30. 

Tăng vốn từ ngữ, kỹ năng quan sát theo dõi học sinh, xác định ưu điểm nổi bật, hạn chế cơ bản, nâng cao năng lực xác định các biện pháp giúp đỡ học sinh khi gặp khó khăn...

Khi nhận xét học sinh trong quá trình học tập, cố gắng thể hiện được mức độ (trình độ) học tập và rèn luyện của mỗi học sinh ở từng thời điểm, tạo được sự phấn đấu liên tục của học sinh. Khi còn học sinh chưa hiểu bài, chưa hoàn thành nhiệm vụ, cần kịp thời giúp đỡ các em hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Cán bộ quản lý: Phân công, cộng đồng trách nhiệm

Hiệu trưởng căn cứ chỉ đạo của Sở và phòng GD&ĐT, ban hành văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các tập thể, cá nhân tổ chức thực hiện tốt Thông tư 30, trong đó, nêu cụ thể nhiệm vụ, vai trò của từng thành viên lãnh đạo nhà trường, tổ trưởng chuyên môn, tổng phụ trách đội, giáo viên, phụ huynh và học sinh trong các hoạt động đánh giá học sinh.

Đồng thời, có kế hoạch tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện Thông tư 30 của giáo viên, trải nghiệm cùng giáo viên, kịp thời tư vấn, hỗ trợ, chỉ đạo, đề xuất giải quyết những khó khăn, bất cập. 

Tổ chức giới thiệu những cách làm hay của tổ trưởng chuyên môn, giáo viên, phụ huynh và học sinh trong toàn trường; chỉ đạo tổ trưởng tổ chuyên môn tăng cường tổ chức sinh hoạt chuyên môn bàn về biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động đánh giá học sinh theo Thông tư 30..

Người đứng đầu nhà trường cũng cần thường xuyên tổ chức hội thảo chuyên đề về nâng cao chất lượng hoạt động giáo viên đánh giá học sinh; học sinh tự đánh giá; học sinh tham gia góp ý bạn hoặc nhóm bạn; phụ huynh tham gia đánh giá học sinh; đánh giá học sinh lớp 1; cách nhận xét, ghi nhận xét về học sinh của giáo viên bộ môn; ra đề kiểm tra định kỳ, khen thưởng học sinh.

Đặc biệt, quan tâm chỉ đạo công tác đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, sinh hoạt tập thể nhằm tạo cơ hội cho tất cả học sinh cùng học tập, trao đổi, chia sẻ, phát huy tối đa năng lực. Đây là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục học sinh.

Tổ trưởng chuyên môn, bên cạnh việc gương mẫu thực hiện tốt các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động đánh giá học sinh theo Thông tư 30, tích cực tư vấn các thành viên trong tổ, cần chú ý tổ chức tốt các hoạt động dự giờ, thao giảng, kiểm tra chuyên đề, đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, sinh hoạt tập thể..., nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc kịp thời, thúc đẩy chất lượng đánh giá học sinh.

Đặc biệt, cần nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn dựa theo nghiên cứu bài học, sinh hoạt chuyên đề, thường xuyên thảo luận thống nhất các biện pháp và quy trình tổ chức thực hiện từng biện pháp nâng cao chất lượng các hoạt động đánh giá học sinh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.