Cô giáo trẻ giành học bổng Fulbright TEA chia sẻ "bí kíp" học ngoại ngữ

GD&TĐ - Cô giáo Lê Hoàng Anh, giáo viên Tiếng Anh, Trường THPT Nguyễn Du, Quận 10, TP.HCM đã xuất sắc cùng 6 giáo viên khác giành học bổng Fulbright Teaching Excellence and Achievement Program (Fulbright TEA).

Cô giáo Lê Hoàng Anh và 4 học sinh đạt  giải tại kỳ thi Học Sinh Giỏi cấp TP môn tiếng Anh của Trường THPT Nguyễn Du, TP.HCM. Ảnh NVCC
Cô giáo Lê Hoàng Anh và 4 học sinh đạt giải tại kỳ thi Học Sinh Giỏi cấp TP môn tiếng Anh của Trường THPT Nguyễn Du, TP.HCM. Ảnh NVCC

Theo cô Hoàng Anh, quá trình đạt được học bổng của chương trình Fulbright TEA đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, quyết tâm và chất xám bởi Fulbright là học bổng danh giá của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, chính phủ Mỹ. Hằng năm cả nước có rất nhiều thí sinh nộp đơn và tỉ lệ chọi rất cao nên quá trình chinh phục học bổng này không hề đơn giản.

Cụ thể như quy trình tuyển chọn gồm có vòng hồ sơ, vòng phỏng vấn, vòng kiểm tra tiếng Anh bằng bài thi TOEFL iBT và vòng đề cử. Tất cả các vòng thi đều bằng tiếng Anh.

Cô Lê Hoàng Anh cùng học sinh lớp 12A6. Ảnh NVCC
Cô Lê Hoàng Anh cùng học sinh lớp 12A6. Ảnh NVCC

Gắn bó với nghề giáo, với mong muốn để trau dồi kiến thức, nâng cao chuyên môn, kỹ năng… cô Hoàng Anh luôn tìm kiếm nhiều cơ hội để tham gia nhiều khóa tập huấn cũng như nhiều hội thảo. Tuy nhiên “tôi vẫn chưa thấy “đã,” chưa thấy đủ.

Do đó, khi thấy thông tin có chương trình 6 tuần ở Mỹ, tôi rất hào hứng nộp đơn vì tôi tin rằng những trải nghiệm và kiến thức Fulbright TEA đem lại sẽ vô cùng quý báu và đáng nhớ”, cô nói.

Chia sẻ về “bí kíp” học tiếng Anh, cô Hoàng Anh đưa ra lời khuyên: các em hãy tiếp xúc với tiếng Anh nhiều nhất có thể.

“Hồi nhỏ thì tôi làm quen với tiếng Anh thông qua các bài hát thiếu nhi trong đĩa Let’s Go, sau đó lớn hơn một chút thì xem phim hoạt hình . Lớn hơn chút nữa thì đọc truyện, đọc sách bằng tiếng Anh.

Lúc đó sách tiếng Anh rất mắc và Internet chưa phổ biến để download sách hoặc đọc sách online nên tôi hay mượn sách ở thư viện trường để đọc. Thư viện trường THPT chuyên Lê Hồng Phong lúc đó là nơi tôi hay ghé vào giờ chơi đề tìm sách mượn về nhà”, cô cho hay.

Cô giáo Lê Hoàng Anh. Ảnh NVCC
Cô giáo Lê Hoàng Anh. Ảnh NVCC

Cô cũng chia sẻ thêm, bản thân là một người thích đọc sách. Hồi nhỏ mỗi khi cầm bịch bánh có ghi chữ tiếng Anh và tiếng Việt cô đều đọc rồi so sánh để biết thêm một số từ tiếng Anh.

“Tôi còn nhớ cảm giác khi tôi đọc truyện dịch và sau đó tìm đọc nguyên bản tiếng Anh, tôi thấy rất hay và vô cùng thích thú. Từ đó tôi cố gắng trau dồi tiếng Anh để đọc được bản gốc và không cần phụ thuộc vào người dịch nữa. Lúc đọc, tôi ghi chú những câu, những đoạn văn hay tiếng Anh, hoặc thành ngữ, tục ngữ tiếng Anh”, cô Hoàng Anh kể.

Với nền tảng có sẵn từ khi còn học phổ thông, vào giảng đường ĐH, cô Hoàng Anh tiếp tục trau dồi kiến thức, kỹ năng của mình. Theo đó, khi là sinh viên hệ Cử nhân Tài năng, khoa Ngữ Văn Anh, trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc Gia TP.HCM), cô giáo Hoàng Anh đã tham gia chương trình Homestay dành cho sinh viên Mỹ đến sinh sống tại nhà của sinh viên Việt Nam.

Trong suốt 3 đợt làm host sister cho sinh viên Mỹ, cô có cơ hội trau dồi tiếng Anh nhiều hơn khi sinh hoạt chung với các bạn, giới thiệu các địa điểm tại TP.HCM cho các bạn, hoặc chia sẻ văn hóa của nước mình với các bạn.

Qua quá trình dạy học, cô “bật mí”, đối với những cụm động từ (phrasal verbs) hoặc những từ khó cô thường chia sẻ với học trò mình là làm những lá thăm.

Một mặt là từ cần học, một mặt là giải thích. Khi em bốc lá thăm nào thì nhìn mặt này và nêu nội dung mặt còn lại. Sau một tuần hoặc vài tuần, em nên ôn đi ôn lại. Dần dần em sẽ thuộc và nhớ rất lâu những cụm từ cần học.

“Các tiết dạy của các thầy cô khi còn học ở phổ thông đã đánh thức được lòng đam mê tiếng Anh trong tôi. Do đó, tôi ấp ủ ước muốn mình cũng như những thầy cô của mình, truyền ngọn lửa yêu thích tiếng Anh cho các thế hệ tiếp theo”, cô Hoàng Anh nói về lý do theo nghề “gõ đầu trẻ”.
“Các tiết dạy của các thầy cô khi còn học ở phổ thông đã đánh thức được lòng đam mê tiếng Anh trong tôi.
Do đó, tôi ấp ủ ước muốn mình cũng như những thầy cô của mình, truyền ngọn lửa yêu thích tiếng Anh cho các thế hệ tiếp theo”, cô Hoàng Anh nói về lý do theo nghề “gõ đầu trẻ”.

Cô giáo sinh năm 1987 cũng đưa ra lời khuyên cho học sinh, muốn học tốt tiếng Anh- hãy kiên nhẫn, bền bỉ và đừng bao giờ nóng vội.

Hãy hình dung một cái bình rỗng, hằng ngày thêm 1 ít nước thì từ từ bình mới đầy.

Việc học tiếng Anh cũng tương tự như vậy, chỉ khác là cái bình đó sẽ nứt, rò rỉ.

Tức là nếu không trau dồi tiếng Anh thì bạn sẽ quên và mực nước sẽ vơi đi. Do đó, hãy cứ chịu khó, quyết tâm và kiên nhẫn thì dần dần bình luôn đầy tràn và khó vơi.

Theo học phổ thông tại Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM), cô Hoàng Anh cho biết, lý do đến với nghề giáo chính là việc cô được truyền cảm hứng từ các giáo viên dạy tiếng Anh những năm phổ thông.

“Các tiết dạy của các thầy cô đã đánh thức được lòng đam mê tiếng Anh trong tôi. Do đó, tôi ấp ủ ước muốn mình cũng như những thầy cô của mình, truyền ngọn lửa yêu thích tiếng Anh cho các thế hệ tiếp theo”, cô nói về lý do theo nghề “gõ đầu trẻ”.

Cô giáo Lê Hoàng Anh, giáo viên Tiếng Anh Trường THPT Nguyễn Du, Quận 10, TP.HCM

  • Cựu học sinh THPT chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM
  • Thủ khoa đầu vào ngành Ngữ Văn Anh, trường ĐH KHXH&NV (ĐH Quốc Gia TP.HCM) trong kỳ thi ĐH
  • Lớp cử nhân tài năng của khoa Ngữ Văn Anh
  • Liên tục nhiều năm nhận học bổng khuyến khích học tập của khoa Ngữ Văn Anh
  • Tốt nghiệp ĐH loại giỏi
  • Tốt nghiệp Thạc Sỹ ĐH Curtin liên kết với SEAMEO RETRAC (Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các quốc gia Đông Nam Á trực thuộc Bộ Giáo Dục – Đào Tạo Việt Nam)
  • IELTS 8.0, TOEFL iBT 103
  • Giáo viên trẻ tiêu biểu cấp quận hai năm liên tiếp (2013-2014 và 2014-2015)
  • Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở hai năm liên tiếp (2013-2014 và 2014-2015)
  • Bằng khen của chủ tịch UBND TP.HCM
  • GVCN tích cực và đạt hiệu quả cao trong công tác chủ nhiệm
  • Liên tục nhiều năm phụ trách đội tuyển Olympic và Học Sinh Giỏi môn tiếng Anh cấp TP và đào tạo nhiều thế hệ học sinh đạt giải cao

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.