3 bước quan trọng trong giáo dục giới tính

GD&TĐ - Bà Nguyễn Thị Nghĩa - chuyên viên Phòng Chính trị Tư tưởng Sở GD&ĐT Hà Nội chia kinh nghiệm triển khai giáo dục sức khỏe sinh sản, giới tính và bình đẳng giới trong nhà trường. Bà Nghĩa bật mí 3 bước quan trọng trong công tác này.

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet
Sau khi triển khai ở các lớp học tại Trường THPT Kim Liên, Sở GD&ĐT Hà Nội đã kết nối để các em triển khai ở các trường THCS, THPT khác trên địa bàn Thành phố và thực sự đạt được hiệu quả cao.
Bà Nguyễn Thị Nghĩa

Bước 1: Sở gửi nội dung, câu hỏi để các nhà trường tham khảo và tổ chức hướng dẫn cho học sinh; thì viết tiểu phẩm tuyên truyền, thi vẽ tranh theo lớp về nội dung giáo dục sức khỏe sinh sản (SKSS).

Bước 2: Triển khai truyền thông troãg thời gian tối đa 90 phút, mời học sinh toàn trường tham dự. Mỗi đội chọn 3 đơn vị đại diện 3 khối tham gia truyền thông, mỗi đội 3-5 em.

Bước 3: Tổ chức các hoạt động truyền thông giáo dục giới tính: Hoạt động ngoài giờ lên lớp do nhóm hạt nhân điều khiển. Trong các buổi truyền thông kiến thức về giới tính và SKSS, sự tương tác giữa diễn giả và thính giả đã diễn ra rất tự nhiên, sôi nổi, hào hứng, không chút e ngại, rụt rè.

Các em trong nhóm hạt nhân đã rất nhiệt tình, sáng tạo trong cách điều khiển buổi sinh hoạt tập thể chuyên đề giới tính theo đúng nghĩa của nó. Các vấn đề mà các em đưa ra thảo luận, tranh luận rất thiết thực, đáp ứng đúng tâm lý lứa tuổi, những vấn đề nóng trong lĩnh vực này như:

Tình dục tuổi học trò NÊN hay KHÔNG NÊN. Cách xử lý nếu chót mang thai ngoài ý muốn, vấn đề giới tính thứ 3...các em còn diễn những vở kịch ngắn, chiếu Clip, phim có tính giáo dục cao, hấp dẫn và thu hút người xem.

Nhận thức của các em về giới tính, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục đã được nâng lên rõ rệt. Nội dung giáo dục giới tính của đề tài không chỉ tác động đến học sinh mà còn làm thay đối nhận thức của nhiều phụ huynh, cán bộ quản lý giáo dục.

Nhiều phụ huynh trước đây còn e ngại khi đề cập đến vấn đề này với các con, nay đã có cách nhìn khác. Phụ huynh đã nhận thức được tầm quan trong của việc giáo dục giới tính cho con em mình. Họ chủ động hơn khi trao đổi với con các về những vấn đề tế nhị.

Theo bà Nguyễn Thị Nghĩa, để tổ chức tốt cần quan tâm đến các nọi dung sau:

Về nội dung, cần có sự phù hợp với đối tượng học sinh theo cấp học.

Về phương pháp: Đổi mới cách tiếp cận, truyền thông về giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản. Sử dụng phương pháp giáo dục đồng đẳng từ học sinh đến học sinh: Nhanh chóng, dễ hiểu, tiết kiệm và hiệu quả. Từ các năm học sau, nhóm hạt nhân này lại đào tạo, truyền thụ cho nhóm kế cận. Phương châm là: Hãy trao kiến thức để các tự bảo vệ.

Về hình thức: Lấy Đoàn thanh niên làm nòng cốt tổ chức các câu lạc bộ, hoạt động ngoại khóa đa dạng tạo ra hứng thú, thoải mái cho học sinh.

Bà Nghĩa kiến nghị, rất cần có bộ tài liệu hướng dẫn giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, giới tính, bình đẳng giới phù hợp cho từng cấp học.

Việc giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên là một vấn đề quan trọng. Vấn đề này cần được sự quan tâm vào cuộc của toàn xã hội. Song trường học là một kênh quan trọng và hiệu quả nhất nhằm trang bị cho học sinh các kiến thức và kỹ năng sống toàn diện để các em có được sự phát triển toàn diện cân đối cả tri thức, thể chất lẫn tinh thần, góp phần xây dựng một thế hệ tương lai tự tin sẵn sàng hoin nhập sự phát triển chung của toàn thế giới.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lửa cháy đổ dầu thêm

GD&TĐ - Tổng giá trị gói viện trợ mới nhất Mỹ dành cho Ukraine được Hạ viện nước này phê chuẩn hôm 20/4 vừa qua là 60,84 tỷ USD.