Tranh cãi xung quanh “ngôi sao nhân tạo” của Nga

GD&TĐ - “Ngôi sao nhân tạo” mang tên Mayak, đã được Nga đưa thành công lên vũ trụ bằng tên lửa Soyuz, sẽ sáng nhất trời đêm trong vài ngày tới. Họ cho rằng “ngôi sao” này sẽ là một biểu tượng nhằm khơi dậy niềm đam mê khám phá khoa học vũ trụ của các nhà khoa học trẻ, tuy nhiên hành động này cũng dấy lên không ít tranh cãi trong giới khoa học toàn cầu bởi nó có thể gây cản trở tới công tác quan sát bầu trời tại nhiều nơi.

Tranh cãi xung quanh  “ngôi sao nhân tạo” của Nga

Trên thực tế, Mayak chính là một vệ tinh được phát triển bởi Đại học Kỹ thuật cơ khí Moscow sau khi quyên góp được số tiền 30.000 đô thông qua trang web Bomtarter của Nga. Thông tin về dự án phóng Mayak làm “sao nhân tạo” đã xuất hiện từ đầu năm ngoái và tới ngày 14/7 vừa qua, vệ tinh này đã được phóng lên thành công cùng với 72 vệ tinh khác từ sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan.

Chi tiết hơn, đây là một vệ tinh cỡ nhỏ, kích thước 340,5x100x100 mm và nặng 3,6 kg. Tuy nhiên, sau khi lên tới độ cao cách Trái đất 600 km, nó sẽ bung ra, giăng một cánh buồm hình kim tự tháp cỡ lớn làm bằng Mylar (một loại polyester có khả năng chịu nhiệt và cách nhiệt cao, bền và linh hoạt), được thiết kế để phản chiếu ánh sáng Mặt trời.

Nhóm phát triển khẳng định mục tiêu của Mayak chính là truyền cảm hứng cho con người, đặc biệt là các nhà khoa học trẻ có thêm đam mê về vũ trụ, đồng thời thử nghiệm công nghệ vệ tinh de-orbit. Thông qua một ứng dụng trên điện thoại, những người đã quyên góp cho dự án có thể theo dõi vị trí của nó và xác định được khi nào nó đang bay trên đầu.

Theo kế hoạch, Mayak sẽ ở trên quỹ đạo ít nhất là một tháng mặc dù ở độ cao như thế, vẫn có khả năng nó có thể tồn tại được trong nhiều tháng miễn là quỹ đạo của nó không bị suy thoái như các ước tính ban đầu. Nhóm phát triển cho biết Mayak sẽ có độ sáng khả kiến vào khoảng - 10, nghĩa là chỉ thua Mặt trời và Mặt trăng. Theo ước tính của một số nhà khoa học thì độ sáng của nó chỉ vào khoảng - 3, nghĩa là có độ sáng xếp thứ 4 trên bầu trời, đứng sau sao Kim và tất nhiên là sáng hơn nhiều ngôi sao khác.

Nhiều ý kiến cho rằng độ sáng vệ tinh này sẽ có ảnh hưởng xấu tới các hoạt động quan sát bầu trời của các nhà thiên văn học, đặc biệt sẽ là vấn đề lớn đối với công tác nghiên cứu toàn bộ bầu trời. Trước giờ, các nhà thiên văn học đã phải đối mặt với phiền toái từ các vật thể nhân tạo mang lại, bao gồm cả các tình huống chúng phát sáng do phản chiếu từ Mặt trời. Một số ánh sáng cao từng được biết chính là các lóe sáng iridium và tất cả đều gây cản trở công tác nghiên cứu, quan sát.

Nhà thiên văn học Nick Howes, cựu Phó Giám đốc đài quan sát Kielder tại Northumberland cho biết: “Độ sáng là vấn đề. Các vệ tinh chắn ISS đều khá yếu và đó đều phục vụ các sứ mạng khoa học. Trong khi đây chỉ là một trò biểu diễn phô trương. Mặc dù đã sự phản đối mạnh mẽ từ cộng đồng thiên văn nhưng họ vẫn bắt đầu triển khai. Người ta chỉ có thể hy vọng rằng dự án của họ sẽ thất bại bởi nó sẽ tàn phá bầu trời đêm tối nguyên sơ của chúng ta”.

Nhẹ nhàng hơn, nhà thiên văn học Jonathan McDowell tại trung tâm vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian cho biết: “Tôi nghĩ rằng ít ra chỉ có 1 vệ tinh như thế thì có thể chịu đựng được, nhưng nhiều hơn thì công tác nghiên cứu có thể không thực hiện được”.

Về phần nhóm phát triển Mayak, họ cho biết, ngoài tính biểu tượng thì vệ tinh còn có mục đích khoa học là thử nghiệm cách “phanh” trên quỹ đạo. Công nghệ này được cho là sẽ được đùng để hủy bỏ những vệ tinh cũ và rác không gian trong tương lai. Dù vậy, làn sóng phản đối từ giới khoa học với dự án này vẫn đang rất gay gắt.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Khơi nước gần dập lửa xa

GD&TĐ - Iran đã bước vào giai đoạn xung khắc mang bản chất mới với Mỹ và Israel nên càng cần yên bình ở phía biên giới chung với Pakistan.
Minh họa/INT

Khai mở động lực tăng trưởng mới

GD&TĐ - Về tổng thể, kết thúc quý I/2024, kinh tế Việt Nam được đánh giá là có nhiều điểm sáng nhưng thực tế, các doanh nghiệp vẫn đang gặp khá nhiều khó khăn.