Tranh cãi “nảy lửa” câu hỏi các chàng hay gặp khi nói chuyện với bố vợ tương lai

Nhiều chàng trai tranh cãi xoay quanh câu hỏi thường gặp trước khi cưới vợ.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Thông thường cánh mày râu sẽ là trụ cột của gia đình để gánh vác những trọng trách lớn và lo cho vợ con. Vì thế mới xuất hiện quan điểm, đàn ông không lo được cho vợ con thì tốt nhất đừng cưới xin làm khổ chị em phụ nữ.

Vậy nhưng có nhiều người cho rằng, đàn ông là trụ cột nhưng không có nghĩa phải căng sức ra để lo cho toàn bộ gia đình, trách nhiệm lo cho tổ ấm phải đến từ 2 phía.

Mới đây, một cư dân mạng đã chia sẻ câu hỏi đang gây "bão" trên mạng xã hội trong cuộc gặp giữa nhiều chàng trai với bố vợ tương lai.

Câu hỏi có nội dung: "Nếu cưới con gái tôi, anh làm gì để nuôi nó". Tất nhiên không phải 100% ông bố vợ tương lai đều hỏi như vậy nhưng không ít trường hợp đã gặp câu hỏi này. Chàng trai nào cũng muốn chứng tỏ cho bố vợ thấy rằng bản thân sẽ lo được cho vợ con cuộc sống sau này.

Thế nhưng ở một góc độ khác, câu hỏi này vấp phải ý kiến tranh cãi từ các chàng trai. Bởi không ít người lại cho rằng, con gái khi về nhà chồng hay cưới chồng cũng nên có trách nhiệm với tổ ấm và cùng chung tay để xây dựng cuộc sống.

"Có phải thiếu chân tay hay tàn tật đâu mà phải hỏi những câu như vậy. Những người khuyết tật vẫn làm việc và cống hiến để kiếm tiền cơ mà. Sao cứ phải trông chờ vào chồng", một người bày tỏ.

Một người khác chung quan điểm và cho rằng: "Cứ mang tâm lý đó thì sẽ phụ thuộc vào chồng và nhà chồng. Ai cũng cần phải có sự cố gắng chứ, bảo sao đến lúc ly hôn lại không có gì trong tay, lúc đó mới than thân trách phận".

Có người lại nêu góc nhìn khác: "Nói thật nếu đàn ông không lo được cho vợ con thì tốt nhất ở vậy đừng cưới xin làm gì, khổ con người ta. Đàn ông sức dài vai rộng mà không dám trả lời câu hỏi đó thì cũng chẳng để làm gì, vô dụng".

Theo Emdep.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đoàn viên thanh niên là học sinh THPT tại Đắk Lắk hỗ trợ người dân thực hiện thủ tục hành chính công.

Trường học gắn với đời sống

GD&TĐ - Tham gia hỗ trợ người dân vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số tiếp cận dịch vụ công trực tuyến, học sinh Đắk Lắk không chỉ giúp đỡ cộng đồng mà còn rút ra những bài học quý giá từ thực tiễn vận hành chính quyền địa phương hai cấp.

Cô Trần Phương Thanh, giáo viên Ngữ văn, Trường THPT Olympia (Hà Nội) chia sẻ tại mini workshop "viết sâu".

Dạy học ‘viết sâu” trong Ngữ văn

GD&TĐ - Muốn hình thành tư duy độc lập, khả năng kết nối, phản tư, học sinh phải viết sâu hơn, sống thật hơn với trải nghiệm đọc, cảm xúc của mình.