1. Chọn loại hồng
Nên chọn hồng khi còn cứng tay. Gọt hồng khi hồng đã chuyển từ màu vàng sang màu đỏ cam nhưng chưa mềm tay.
Nếu hồng Đà Lạt hay hồng Mộc Châu vẫn giữ màu vàng hoặc xanh thì nên ủ thêm cho lên màu cam hết rồi hãy gọt.
2. Gọt vỏ
Gọt sạch vỏ chừa lại phần cuống để buộc dây. Trước khi gọt nên rửa sạch tay và lúc gọt không làm cho quả hồng bị sứt sẹo. Nếu có vết bầm dập thì phải cắt sạch đi.
3. Buộc dây vào hồng
Dùng dây buộc quanh tai hồng, hồng nào có cuống thì có thể buộc vòng quanh cuống. Hoặc cũng có thể mua móc để treo hồng.
4. Khử trùng cho hồng
Xem các clip người Nhật treo hồng, mình có thấy các phương pháp như nhúng nước sôi, nhúng qua rượu, hoặc có khi thời tiết tốt thì không cần ngâm gì, gọt xong treo lên luôn.
Vào thời tiết nồm ẩm không đủ nắng gió thì mình có kết hợp sấy bằng lồng sấy quần áo và sấy bằng lò sấy.
Tuy nhiên phải đảm bảo nhiệt độ không quá 30 độ c không thì nhiệt nóng sẽ làm hồng bị chai, chát hồng và đôi khi hồng còn có mùi như mùi khoai nướng.
5. Treo gió
Sau khi khử trùng là mình có thể treo được nhưng nên tìm khu vực ít bụi, có nắng, có gió thì càng tốt nhưng phải tuyệt đối tránh mưa và sương mù vì độ ẩm cao là đi luôn cả mẻ hồng.
Nắng to quá thì cũng không tốt, gió to quá cũng nhanh khô hồng. Tóm lại là có gió, có nắng nhưng mức độ vừa phải, thấy mưa thì mang hồng vào nhà cất đi.
6. Thu hoạch
Với hồng lửa và vuông đồng thì mất khoảng 12-15 ngày. Hồng trứng lốc thì 1 tuần còn hồng Sơn La quả to thì phải mất 3 tuần.
Khi thu thành phẩm thì các bạn cứ để cả tai hồng rồi cho túi nilon buộc kín hoặc hút chân ko để ngăn tiếp xúc với độ ẩm bên ngoài. Hồng để ngăn mát được 2 tháng còn muốn để lâu hơn thì cho ngăn đá được cả năm.
7. Khi đang treo mà gặp mưa hoặc độ ẩm cao, nên làm gì?
Nếu có mưa thì có các biện pháp sau có thể ứng phó:
- Mang hồng vào cất tủ lạnh, đợi hết mưa mang ra phơi
- Mang hồng vào treo tại khu vực ấm áp. Nên trang bị thêm quạt sưởi/ máy sấy thực phẩm/ máy sấy quần áo… hay bất cứ cái gì có thể cung câp nhiệt độ, đảm bao nhiệt độ duy trì dưới 30oC để hồng được ấm áp và se mặt. Không cao quá, hồng sẽ bị chín ép do nhiệt mà gây chát.
- Nên theo dõi hồng thường xuyên, nếu phát hiện quả nào xuất hiện mốc, lấy rượu lau sạch rồi treo chỗ khô ráo.
- Nếu e ngại sợ hỏng hồng, các bạn có thể cho vào sấy ăn xổi luôn. Lưu ý, chỉ nên sấy sau khi hồng đã chín mềm, hoàn toàn hết chát cả nhân lẫn vỏ rồi mới sấy. Sấy nhiệt càng thấp, hồng càng ngon.