Tranh cãi kiểu lắp điều hòa dễ gây cháy nhà

Nhiều người đang tranh cãi về kiểu lắp điều hòa “đông dưới hạ trên” hay "bốc hoả trên đầu" - tức cục lạnh lắp trong phòng, còn cục nóng lắp ngay trên và được ngăn cách với cục lạnh bằng bằng lớp trần thạch cao mỏng.

Tranh cãi kiểu lắp điều hòa dễ gây cháy nhà

Mới đây, trên một diễn đàn mạng xã hội, thành viên có tên Nguyễn Lê... đăng tải hai bức ảnh về cách lắp điều hòa có một không hai kèm câu chú thích hài hước “Vừa tinh tế vừa tiết kiệm, đông dưới hạ trên”.

Theo như hình ảnh đăng tải, thay vì lắp cục lạnh ở trong phòng và cục nóng ở phía bên ngoài ban công, trên sân thượng hay nơi thông thoáng thì thợ điều hòa lại lắp cục lạnh trong phòng còn cục nóng lắp ngay trên và được ngăn cách với cục lạnh bằng bằng lớp trần thạch cao mỏng.

Tranh cãi kiểu lắp điều hòa
Kiểu lắp điều hòa "đông dưới hạ trên" gây tranh cãi trên mạng xã hội.

Sau khi đăng tải, hình ảnh trên nhanh chóng thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng xã hội và kiểu lắp điều hòa trên cũng đang gây tranh cãi.

Nhiều thành viên cho rằng lắp kiểu lắp điều hòa này tiết kiệm, không sao vì được cục nóng và dàn lạnh được ngăn bằng trần thạch cao. Đặc biệt, theo nguyên tắc đối lưu khí lạnh thường ở dưới, khí nóng thường ở trên nên không ảnh hưởng đến việc làm mát phòng.

Tuy nhiên, phần lớn các thành viên khác cho rằng việc lắp đặt này sai hoàn toàn, không tốt cho điều hòa, gây tiếng ồn lớn, khi bảo dưỡng điều hòa sẽ gặp khó khăn,... Thậm chí, nếu phía không gian phần lắp cục nóng không thông thoáng, khi bật điều hòa sẽ có nguy cơ cháy nổ.

Với cách lắp điều hòa có một không hai này, thành viên Thanh Vương hài hước bình luận: “Một là lỗi hỏng sẽ không được bảo hành. Hai là sớm được dùng máy mới. Ba là chúc mừng bộ phận bán hàng có khách hàng quen”.

“Ở trên mà kín thì chạy một lúc là ngắt không chạy nổi. Còn có ô thoáng thì cũng làm giảm ít nhất phải 30-40% công suất máy vì không thể giải nhiệt được gas vì nóng”, thành viên Người Lạ nhận xét.

Tranh cãi kiểu lắp điều hòa
Nhiều người cho rằng lắp điều hòa kiểu này sẽ gây tiếng ồn, tốn điện, máy nhanh hỏng...

Tương tự, thành viên Lê Tâm cũng cho rằng cách lắp đặt điều hòa như trên là có nhiều vấn đề. Ví như, nóng trên lạnh dưới làm tốn thêm tiền điện của máy. Thành viên này cũng thắc mắc không biết cục nóng kêu thì ngồi dưới có chịu được tiếng ồn không”.

“Không tuần hoàn được gió nữa. Nó giống như kiểu hít đúng cái mình thở ra vậy”, thành viên Quang Pham bổ sung.

Một số người hài hước bình luận: “Lắp điều hòa 1 chiều, mùa đông thay cục nóng xuống đổi vị trí là song. Họ thiết kế sáng tạo”; “Chắc sợ bị mất trộm cục nóng”; “Các bác yên tâm, giờ lắp thế cục nóng không cháy đâu, chạy được lát nó đứng như Từ Hải thôi”...

Trao đổi với PV. VietNamNet, anh Nguyễn Văn Trường - một thợ sửa chữa lắp đặt điều hòa với hơn 10 năm kinh nghiệm ở Yên Nghĩa (Hà Đông, Hà Nội) - cho rằng, cách lắp đặt điều hòa như thế là không đúng.

Theo anh, ở phần cục lạnh sẽ không sao. Vấn đề sẽ nằm ở cục nóng. Phần không gian phía trên cục nóng bí, khi cục nóng chạy sẽ tỏa nhiệt cực lớn, nếu không thoát được nhiệt ra bên ngoài sẽ ảnh hưởng đến máy nén. Ở mức nhiệt độ cao, máy nén sẽ không chạy, thậm chí máy nén sẽ bị cháy.

Cục nóng của điều hòa bắt buộc phải lắp đặt ở bên ngoài phòng để làm nhiệm vụ đẩy khí nóng ra ngoài.

Theo anh Trường, vị trí tốt nhất để đặt cục nóng điều hòa chính là ở những nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và có mái che. Khi lắp đặt cần phải lắp cách tường ít nhất 10cm, tuyệt đối không được dùng bất cứ thứ gì che đậy cục nóng, chỉ có thể làm mái che chắn nắng mưa tạt vào.

Ngoài ra, tránh lắp cục nóng điều hòa ở những nơi có nhiều cây cối. Bởi cây sẽ rụng rất nhiều lá xuống làm ảnh hưởng tới hoạt động của dàn nóng, có thể gây ra tiếng kêu. Đặc biệt, bạn sẽ phải vệ sinh điều hòa nhiều hơn nếu lắp ở đây.

Không nên lắp đặt dàn nóng điều hòa ở khu vực nhiều khói bụi. Khói bụi bám vào sẽ khiến bạn phải vệ sinh máy nhiều lần và hoạt động của điều hòa bị ảnh hưởng nhiều hơn. Các dàn nóng không nên lắp đặt gần nhau, như vậy nhiệt độ sẽ cao hơn nhiều.

Theo Vietnamnet

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.