Trang bị số lượng khổng lồ pháo tự hành cho 5 lữ đoàn mới

GD&TĐ - Bộ Quốc phòng Nga được cho là đang có kế hoạch triển khai tổng cộng 5 lữ đoàn pháo binh hạng nặng mới.

Trang bị số lượng khổng lồ pháo tự hành cho 5 lữ đoàn mới

Các lữ đoàn này sẽ được trang bị pháo - cối cỡ nòng lớn, cụ thể là 2S4 Tyulpan và 2S7 Pion. Theo các nguồn tin địa phương, họ sẽ được tích hợp vào thành phần quân đoàn và vũ khí tổng hợp.

Truyền thông Nga cho biết rằng việc khởi động bản kế hoạch này đã được tiến hành, với đơn vị đầu tiên - Lữ đoàn 17 - hoạt động trong Quân đoàn 3. Các hoạt động hiện tại của họ được cho là tập trung ở khu vực Zaporizhia của Ukraine.

Theo suy đoán từ nhiều nguồn khác nhau, các vai trò cụ thể sẽ được giao cho những lữ đoàn pháo binh hạng nặng này.

Trong đó cối tự hành 2S4 Tyulpan dự kiến ​​sẽ tiến hành cuộc tấn công vào cấu trúc phòng thủ của Quân đội Ukraine, còn 2S7 Pion sẽ tham gia vào các hoạt động chống lại pháo 155 mm do phương Tây viện trợ Kyiv.

Sự tiến bộ trong công nghệ chiến tranh sẽ được chứng kiến ​​với việc đưa vào sử dụng các đơn vị máy bay không người lái để tăng cường độ chính xác khi bắn.

Cối tự hành 2S4 Tyulpan cỡ nòng 240 mm của Quân đội Nga.

Cối tự hành 2S4 Tyulpan cỡ nòng 240 mm của Quân đội Nga.

Điều đáng chú ý là thông tin như vậy lần đầu tiên được đưa ra ánh sáng vào tháng 9 năm nay khi kế hoạch thành lập 5 lữ đoàn pháo binh hạng nặng được công bố rộng rãi.

Dự án đầy tham vọng này khiến nhiều người phải ngạc nhiên khi vấn đề đảm bảo hậu cần, kỹ thuật, nhất là nguồn đạn dược cho các đơn vị mới bị xem là rất nan giải.

Câu hỏi thực sự ở đây là làm thế nào họ có thể đáp ứng nhu cầu đạn dược cho nguồn lực pháo binh dồi dào như vậy. Để dễ hình dung, một lữ đoàn pháo binh cần không dưới 25.000 quả đạn mỗi ngày.

Nhân con số đó với 5 lữ đoàn và tính đến nhu cầu đạn dược phần còn lại của pháo binh Nga sẽ không khó để nhận ra thách thức hậu cần to lớn mà họ phải đối mặt.

Hiện chỉ Bộ Quốc phòng Nga mới có câu trả lời. Bất chấp những tuyên bố trong hơn một năm rưỡi qua rằng Quân đội Nga sắp hết đạn, nhưng không có điều gì như vậy được quan sát thấy. Đó là lý do tại sao chúng ta phải tích cực theo dõi cuộc giao tranh và không nên dựa vào các tuyên bố mang tính chính trị.

Đầu tiên, tổ hợp công nghiệp quân sự Nga đang bận rộn khi đẩy mạnh sản xuất đạn dược bất chấp lệnh trừng phạt và hạn chế. Thứ hai, theo tình báo nước ngoài, Nga đã dự trữ 4 triệu quả đạn pháo.

Tuy nhiên, con số này chỉ từ quan sát được tại các nhà kho đang mở. Hiện chưa rõ có bao nhiêu đạn dược trong kho bên trong. Thứ ba, tình báo nước ngoài cho biết có tới 350.000 quả đạn đầu tiên từ Bình Nhưỡng đã tới Moskva.

Hơn nữa, có vấn đề về điều kiện vật chất của các đơn vị pháo binh trong quân đội Nga, có thể phỏng đoán một tình huống như vậy dựa trên khẳng định của Ukraine rằng trong suốt cuộc phản công mùa hè của họ, Kyiv đã vô hiệu hóa tới 1.000 hệ thống pháo binh của đối phương hàng tháng.

Với những trở ngại này, có vẻ như bộ chỉ huy quân sự Nga đã đạt được một số thỏa hiệp” giữa tham vọng và thực tế nguồn lực của họ. Thay vì tung ra các sư đoàn pháo binh, họ chọn triển khai một cấu trúc sức mạnh thay thế dưới hình thức các lữ đoàn pháo binh hạng nặng.

Trước cuộc chiến Ukraine, Quân đội Nga chỉ sở hữu một lữ đoàn pháo binh hạng nặng duy nhất - Lữ đoàn 45, đóng tại Quân khu phía Tây, do Bộ Tư lệnh Lực lượng Vũ trang chỉ đạo và được trang bị độc quyền pháo - cối tự hành 2S4 Tyulpan và 2S7 Pion.

Số liệu từ Military Balance 2021 cho biết, tại thời điểm này, quân đội Nga có 40 khẩu 2S4 Tyulpan và 60 khẩu 2S7 Pion (hoặc 2S7M Malka) trong kho vũ khí. Có vẻ toàn bộ chúng cấu thành nên sức mạnh cho Lữ đoàn pháo binh hạng nặng số 45.

Chuyển trọng tâm sang dữ liệu của năm 2023, kho dự trữ của Quân đội Nga có tới 200 đơn vị 2S7 Pion và số lượng tương tự với 2S4 Tyulpan. Ngay cả sau khi tính đến khả năng tiêu hao, chúng vẫn đủ để người Nga phát triển thêm các lữ đoàn pháo binh hạng nặng.

Không thể phủ nhận việc đưa các đơn vị này vào tác chiến đã tăng cường hỏa lực cho quân Nga. Mối đe dọa ngày càng lớn này đòi hỏi Lực lượng Vũ trang Ukraine phải tăng cường các nỗ lực phản công của họ.

Tuy nhiên trận chiến này không chỉ xoay quanh pháo binh - máy bay không người lái cảm tử tầm xa cũng đóng một vai trò then chốt, thậm chí đôi khi đạt được kết quả lớn hơn với chi phí rất rẻ.

Pháo binh Nga tấn công các vị trí của Quân đội Ukraine.

Theo Bulgarian Military

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.