Tràn lan quảng cáo cờ bạc, cá độ online trên mạng xã hội

GD&TĐ - Điển hình là hệ sinh thái “90 phút” gồm các trang web xem bóng đá lậu như 90 phut. tv; Vebo. tv, Xoi lac. tv …

Tràn lan quảng cáo cờ bạc, cá độ online trên mạng xã hội

Quảng cáo cờ bạc, cá độ online ngay trên sóng livestream

Gần đây, các livestream được quảng cáo, xuất hiện trên bảng tin Facebook cũng như các nền tảng khác của nhiều khách hàng tại Việt Nam. Trong đó, có một lượng lớn nội dung sai quy định như cờ bạc, tuyển dụng lừa đảo, app đồi trụy…

Bên cạnh đó, một số lượng lớn các trang web xem bóng đá “lậu” đang hoạt động trực tiếp quảng bá, cổ vũ cờ bạc online. Một số bình luận viên của các trang web này còn hướng dẫn người xem “soi kèo” hoặc tham gia các trang web cá độ, cờ bạc online.

Điển hình là hệ sinh thái “90 phút” gồm các trang web xem bóng đá lậu như 90 phut. tv; Vebo. tv, Xoi lac. tv…Các trang web này do một nhóm người tại Việt Nam thành lập với mục đích phát trực tiếp các trận bóng đá tại các giải vô địch châu Âu.

Trước đây hệ sinh thái 90 phút đã từng bị cảnh báo nhiều lần về hành vi phát “lậu” các trận bóng đá ảnh hưởng đến một số đài truyền hình tại Việt Nam. Thời gian gần đây, hệ sinh thái này dần biến tướng trở thành một kênh quảng bá cho các nhà cái, trang web cờ bạc, cá độ online.

Quảng cáo cờ bạc, cá độ online trên hệ thống 90phut. tv (hiện tại, hành vi này là vi phạm pháp luật ở Việt Nam)

Khi truy cập vào địa chỉ tên miền: https://mitom4. 90phut4. live/ người dùng có thể thấy những biển quảng cáo của các nhà cái như V9BET, 188BET, XO88BET. Đặc biệt là trang web 8XBET luôn được các bình luận viên của 90 phút quảng cáo đây là nhà cái đến từ châu Âu và là đối tác chính của câu lạc bộ Manchester City.

Việc sử dụng thương hiệu của câu lạc bộ Manchester City giúp tăng sự uy tín cho nhà cái này. Tuy nhiên thực hư câu chuyện 8X BET có phải là nhà tài trợ cho câu lạc bộ Manchester City hay không vẫn còn là một dấu hỏi.

Thế nhưng điều có thể khẳng định rõ ràng, hành vi quảng cáo các trang web cá độ, đánh bạc online là vi phạm pháp luật. Thực trạng này đang diễn ra một cách tràn lan, ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh trật tự xã hội.

Trong khi đó các trang web như 90 phút vẫn công khai quảng cáo thậm chí là “soi kèo” ngay trên sóng livestream mà vẫn chưa bị xử lý.

Giao diện của trang cá độ 8X BET (cá độ, cờ bạc hình thức này là hoàn toàn trái pháp luật tại Việt Nam)

Đánh bạc qua mạng bị xử lý như thế nào?

Theo Tiến sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính pháp: Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm mọi hành vi cá cược, sát phạt, ăn thua bằng tiền. Người thực hiện hành vi cá cược, sát phạt, ăn thua bằng tiền trái pháp luật được xác định là hành vi tổ chức đánh bạc và đánh bạc trái phép, người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Mọi hành vi đánh bạc đều bị xử lý, tùy tính chất, mức độ của hành vi mà có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Về xử lý hành chính

Theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình: Người có hành vi mua số lô, số đề sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 200 nghìn đồng đến 500 nghìn đồng; người ghi số lô, số đề sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng; đối với các hành vi khác như: Đánh bài, đá gà bị phạt từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng.

Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 3/2/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử còn quy định các mức xử phạt đối với các hành vi sau:

- Tại Điều 106 quy định: Người có hành vi “lợi dụng trò chơi điện tử để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, gây mất trật tự an toàn xã hội và an ninh quốc gia hoặc mua, bán vật phẩm ảo, đơn vị ảo hoặc điểm thưởng” thì bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng.

- Tại Điều 101 quy định: Cá nhân lợi dụng mạng xã hội để thực hiện hành vi “đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc” thì bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.

- Tại Điều 104 quy định: Tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân “cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng để đánh bạc” sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 30 đến 40 triệu đồng; nếu quy đổi vật phẩm ảo, điểm thưởng thành tiền hoặc thẻ thanh toán hoặc các hiện vật có giá trị giao dịch bên ngoài trò chơi điện tử dưới bất kỳ hình thức nào thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 170 đến 200 triệu đồng và sẽ bị áp dụng một trong các hình phạt bổ sung như: đình chỉ hoạt động từ 1 đến 3 tháng, tước quyền sử dụng giấy phép, giấy chứng nhận cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính… tùy theo tính chất, mức độ vi phạm.

Về truy cứu trách nhiệm hình sự

Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015 quy định Tội đánh bạc như sau: Nếu đánh bạc trái phép dưới các hình thức mà số tiền dùng để đánh bạc từ 5 triệu đồng trở lên, hoặc dưới 5 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Nếu “sử dụng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội” thì bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm.

Người chơi đánh bạc qua mạng có thể tham gia khi đang ở bất cứ đâu, bất cứ thời gian nào chỉ với một chiếc điện thoại, máy tính có kết nối Internet. Do đó, để phòng ngừa tệ nạn này, cần đẩy mạnh tuyên truyền quy định pháp luật liên quan như Nghị định 167/2013/NĐ-CP; Điều 321, 322 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2017; đặc biệt là Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với một số hành vi đánh bạc qua mạng, có hiệu lực ngày 15/4/2020.

Hiện nay xuất hiện tình trạng các đối tượng lừa đảo trong lĩnh vực đầu tư tiền ảo, Forex, cờ bạc…đã bắt đầu len lỏi vào trong hệ thống trường học để lôi kéo giáo viên, sinh viên, học sinh tham gia.

Để hạn chế hậu quả của việc làm bất hợp pháp này, Báo Giáo dục và Thời đại bắt đầu triển khai chuyên đề: “Tuyên truyền nhằm làm rõ phương thức, thủ đoạn của các tổ chức lừa đảo chứng khoán, tiền ảo, cờ bạc trá hình” nhằm hạn chế các tác động xấu đến môi trường học đường và nền giáo dục nước nhà.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đôi dép lốp của ông

Đôi dép lốp của ông

GD&TĐ - Hồi bé, tớ hay được sang nhà ông bà ngoại chơi (vì nhà ông bà ở ngay gần nhà), tớ thấy ông ngoại có đôi dép trông rất lạ, màu đen, hơi cũ, cổ xưa.

Ông Mohamed al-Bashir được bổ nhiệm làm người đứng đầu Chính phủ chuyển tiếp ở Syria.

Mỹ sẽ theo quyết định của Israel?

GD&TĐ - Đoàn Mỹ vừa đến Syria hội đàm với người đứng đầu chính phủ chuyển tiếp Damascus, người Mỹ từng treo giải thưởng 10 triệu đô la cho đầu ông này.

Hình ảnh cụ thể và nguồn gốc tên gọi của Oreshnik vẫn còn là điều bí ẩn.

Điều ông Putin không biết về Oreshnik

GD&TĐ - Dù Oreshnik của Nga đã được biết đến trong cuộc tấn công cơ sở quân sự Ukraine hồi tháng trước nhưng đến nay, nguồn gốc tên gọi vẫn là bí ẩn.