Trái Đất trước nguy cơ tấn công của thiên thạch và người ngoài hành tinh

Thiên thạch và người ngoài hành tinh là hai mối đe dọa thường trực với Trái Đất. Cùng điểm lại những đồn đoán về Trái Đất trước nguy cơ tấn công của thiên thạch và người ngoài hành tinh.

Trái Đất trước nguy cơ tấn công của thiên thạch và người ngoài hành tinh

Thiên thạch và người ngoài hành tinh là hai mối đe dọa thường trực với Trái Đất. Cuối năm 2014, đầu năm 2015, những đồn đoán về nguy cơ của diệt vong của Trái Đất trước sự tấn công của người ngoài hành tinh và thiên thạch lại dấy lên.

Cùng điểm lại những đồn đoán về Trái Đất trước nguy cơ tấn công của thiên thạch và người ngoài hành tinh.

1. Thiên thạch 2014 UR116

Tháng 11 năm 2014, thiên thạch 2014 UR116 được phát hiện qua kính thiên văn tự động đặt tại dãy núi gần thành phố Kislovodsk. 2014 UR116 có đường kính khoảng 370 m, lớn hơn so với kích thước của Apophis, thiên thạch từng được cho là "mối họa của toàn cầu".

Tạp chí Scientific Russia nhận định 2014 UR116 có kích thước lớn và vụ va chạm với Trái Đất sẽ rất "thảm khốc". Khi đó, nó sẽ có sức tác động mạnh hơn gấp 1.000 lần so với vụ nổ thiên thạch trên bầu trời Chelyabinsk.

Victor Shor, chuyên gia của Viện Thiên văn Ứng dụng, cho biết thiên thạch khổng lồ có thể sẽ không gây hại cho Trái Đất trong ít nhất 6 năm tới. Hiện nay, vị trí gần nhất của quỹ đạo 2014 UR116 ở cách Trái Đất 4,5 triệu km.

Quỹ đạo của 2014 UR116 đang thay đổi thất thường vì nó cũng di chuyển gần sao Kim và sao Hỏa, trong khi lực hấp dẫn của các hành tinh này cũng có thể ảnh hưởng đến quỹ đạo của nó. Theo RT, sau khi xác định vật thể mới, nhóm chuyên gia Nga đã chuyển dữ liệu đến các đồng nghiệp tại đài quan sát vật lý thiên văn Smithsonian. Nhờ đó, các đài quan sát trên thế giới đều có thể nghiên cứu 2014 UR116 và xác định quỹ đạo chính xác.

Nguồn năng lượng có trong thiên thạch khi phát nổ ước tính tương đương với vụ nổ của khoảng 300-500.000 tấn thuốc nổ TNT, và mạnh hơn gấp 30 lần so với sức mạnh của quả bom từng rơi xuống Hiroshima, Nhật Bản, năm 1945.

2. Thiên thạch 2004 BL86

Các nhà khoa học đặt tên cho tiểu hành tinh này là 2004 BL86, ước tính có đường kính 0,44 km – 1 km. Theo các nhà thiên văn học, tiểu hành tinh sẽ không va chạm với Trái Đất do nó có thể bay cách địa cầu khoảng 1,2 triệu km, tức gấp 3 lần khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt Trăng.

Đài quan sát thiên văn Goldstone Observatory nằm trong sa mạc Mojave ở bang California – Mỹ sẽ liên tục theo dõi và cập nhật hướng đi của tiểu hành tinh để chắc chắn nó không gây nguy hiểm cho Trái Đất.

Trái đất trước nguy cơ tấn công của thiên thạch và người ngoài hành tinh 2

2004 BL86 được phát hiện ngày 30/1/2004 bởi Nhóm nghiên cứu tiểu hành tinh gần Trái Đấtphòng thí nghiệm Lincoln (LINEAR), chuyên quan sát và phát hiện tiểu hành tinh trong thời gian từ năm 1998-2005. Sau đó, chương trình quan sát thiên văn Catalina Sky Survey ở bang Arizona - Mỹ thay LINEAR đảm nhận công việc này.

Một vật thể không gian được xếp vào đối tượng nguy hiểm nếu nó vượt qua quỹ đạo Trái Đất ở khoảng cách nhỏ hơn 0,05 AU (19,5 lần khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng ). Đối tượng này có kích thước đủ lớn để phá hủy một phần Trái Đất hoặc tạo ra một cơn sóng thần khổng lồ trong trường hợp nó rơi vào đại dương.

3. Thiên thạch 2011 AG5

Thiên thạch có tên 2011 AG5, với đường kính khoảng 140 mét, có thể sẽ đi qua gần trái đất đến mức một số nhà khoa học đang kêu gọi thảo luận về biện pháp làm chệch hướng nó để tránh nguy cơ va chạm.

2011AG5 được các nhà khoa học thuộc Đài quan sát Núi Lemmon đặt tại Tucson, bang Arizona (Mỹ) phát vào hiện tháng 1/2011. Tuy đã nắm rõ kích thước của thiên thạch này, nhưng trọng lượng và thành phần cấu tạo của nó thì tới nay vẫn chưa rõ.

Trái đất trước nguy cơ tấn công của thiên thạch và người ngoài hành tinh 3

Nhà thiên văn học Detlef Koschny, thuộc Nhánh các sứ mạng hệ mặt trời của Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA) đặt tại Noordwijk (Hà Lan) cho biết: “2011AG5 là vật thể hiện có nguy cơ cao nhất va chạm với trái đất vào năm 2040.

Mặc dù trong các cuộc thảo luận của nhóm 14 (thuộc NEOS), chúng tôi đã kết luận rằng, không cần thiết phải gọi đó là một mối đe dọa thực sự. Nhưng chúng ta nên có ít nhất là một, nếu không phải là hai, cuộc quan sát đầy đủ về quỹ đạo của nó”.

4. Người ngoài hành tinh tấn công Trái Đất

Nhà vật lý danh tiếng người Anh Stephen Hawking từng cảnh báo, những nỗ lực trong việc tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất có thể sẽ gây nguy hiểm cho chính loài người. Nếu ET phát hiện được các tín hiệu và đến đây thì cũng có nghĩa là công nghệ của họ tiến bộ hơn chúng ta gấp nhiều lần. Tiếp xúc với họ, cả nhân loại có thể bị hủy diệt.

Vì vậy, chúng ta nên tập trung nghiên cứu biện pháp tự bảo vệ mình trước những hành động của họ khi còn chưa quá muộn.

Trái đất trước nguy cơ tấn công của thiên thạch và người ngoài hành tinh 4

Giải thích điều này, Seth Shostak - nhà thiên văn hàng đầu của Viện SETI tại Mountain View, California (Mỹ) - cho biết tâm lý xâm lược, chiếm đóng thường ngự trị trong suy nghĩ của con người Trái đất nhằm sở hữu và bảo vệ tài nguyên.

Dù người ngoài hành tinh phát sinh và phát triển trong điều kiện hoàn toàn khác, nhưng áp lực để đảm bảo các nguồn tài nguyên vốn chỉ có hạn sẽ ảnh hưởng tới hành vi của họ. “Tôi tin rằng tại bất cứ nơi nào trong vũ trụ rộng lớn này, tài nguyên đều không phải là thứ vô hạn”, Shostak nói.

Theo Gia đình Online

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ