Trái Đất tăng 1 độ, GDP Nga tăng 13 tỷ USD

GD&TĐ - Nga là quốc gia được hưởng lợi lớn trong bối cảnh biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông nghiệp và lâm nghiệp.

Nga là quốc gia hưởng lợi từ biến đổi khí hậu toàn cầu.
Nga là quốc gia hưởng lợi từ biến đổi khí hậu toàn cầu.

Một nghiên cứu mới của Viện Dự báo Kinh tế - IEF (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga) cho hay, GDP của Nga có thể tăng 1,2 nghìn tỷ ruble (13 tỷ USD) nếu nhiệt độ trung bình hàng năm trên toàn quốc tăng thêm một độ C.

Các chuyên gia thực hiện nghiên cứu kết luận rằng các ngành nông nghiệp và lâm nghiệp sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Aleksandr Shirov, Giám đốc IEF, tác giả nghiên cứu cho biết, trung bình, nhiệt độ ở Nga tăng 0,5 độ C sau mỗi mười năm, gây ra thêm rủi ro về thời tiết cực đoan cũng như tạo ra những thách thức cho nền kinh tế.

Tuy nhiên, nếu một chính sách thích ứng hiệu quả được thực hiện, những tác động của biến đổi khí hậu có thể là tích cực đối với Nga.

Nghiên cứu đã so sánh lợi nhuận và thiệt hại có thể xảy ra trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, chẳng hạn như nông nghiệp, khai thác tài nguyên khoáng sản, giao thông vận tải và xây dựng, ...

Thiệt hại do nhiệt độ tăng thêm 1 độ C ở tất cả các lĩnh vực lên tới 2,45 nghìn tỷ ruble (26,8 tỷ USD), trong khi lợi ích thu được là 3,64 nghìn tỷ rúp (39,8 tỷ USD).

"Tổng tác động của biến đổi khí hậu đối với GDP hàng năm ở Nga ước tính là +1,2 nghìn tỷ rúp (hoặc 0,7% GDP được ghi nhận vào cuối năm 2023). Với xu hướng hiện tại về biến đổi khí hậu, chúng ta có thể nói rằng GDP hàng năm của Nga sẽ tăng khoảng 0,6 nghìn tỷ rúp sau mỗi mười năm" - chuyên gia này cho biết.

Theo nhóm nghiên cứu, những lợi ích chính đến từ nông nghiệp và lâm nghiệp, và từ sự phát triển của Tuyến đường biển phía Bắc (NSR) – tuyến đường thủy vận chuyển chạy dọc theo bờ biển Bắc Cực của Nga từ Murmansk đến Eo biển Bering và Viễn Đông.

“Nhiều ngành công nghiệp tham gia vào NSR – một siêu dự án, bản thân quá trình phát triển của nó gắn liền với biến đổi khí hậu” - nghiên cứu chỉ rõ, sự mỏng đi và tan chảy của băng đã làm cho tuyến đường biển Đông - Tây trở nên khả thi hơn.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng thúc giục các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn từ biến đổi khí hậu. Ví dụ, bao gồm phát triển hơn nữa hệ thống chăm sóc sức khỏe và "cơ chế tài chính và bảo hiểm thích ứng", cũng như bảo vệ hệ sinh thái, tòa nhà và công trình khỏi các tình huống khẩn cấp.

Nga là quốc gia lớn nhất thế giới nhưng ước tính khoảng hai phần ba lãnh thổ của nước này nằm trên lớp đất đóng băng vĩnh cửu.

Kết quả nghiên cứu cũng nêu tên các bước ưu tiên hàng đầu được thiết lập để giảm tác động của sự suy thoái lớp đất đóng băng vĩnh cửu do biến đổi khí hậu.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cùng Bộ Tư lệnh Binh đoàn B70 lên phương án chỉ đạo chiến dịch đường 9 – Nam Lào. Từ trái qua: Hoàng Phương, Lê Trọng Tấn, Võ Nguyên Giáp, Cao Văn Khánh, Phạm Hồng Sơn. Ảnh tư liệu.

Võ thấu lòng dân, Võ hóa Văn*

GD&TĐ - Trên tất cả các mỹ từ, nhân văn đức độ của một vị tướng như ông tỏa sáng như một bậc hiền nhân: “Văn lo vận nước, Văn thành Võ/Võ thấu lòng dân, Võ hóa Văn”.