Một nghiên cứu mới thấy rằng phân của những con khủng long lớn đã góp phần khiến cho sự màu mỡ lan rộng ra khắp Trái đất. Các nhà khoa học cho rằng những động vật lớn quan trọng hơn các hệ sinh thái nhiều hơn những gì chúng ta nghĩ, bởi vì chúng có thể di chuyển xa khắp các cùng và tạo ra nguồn dinh dưỡng cho đất.
Thế giới sẽ như thế nào nếu các loại động vật lớn như khủng long và voi ma mút chưa bị tuyệt chủng?
Trên đây là câu hỏi mà giảng viên Christopher Doughty của Trường tin học thuộc ĐH Bắc Arizona thường đặt ra. Ông đã nghiên cứu các động vật lớn 10 năm nay, đặc biệt là cách mà chúng làm cho hành tinh thêm màu mỡ.
Có thể so sánh độ màu mỡ trên thế giới trong thời kỳ Kỷ Phấn trắng, khi mà những con khủng long ăn cỏ lớn nhất còn tồn tại, với kỷ Carbon – thời điểm trước khi động vật ăn cỏ 4 chân xuất hiện.
Trong giai đoạn trên, thực vật bị chôn vùi nhanh hơn chúng có thể phân hủy và điều này dẫn đến việc hình thành than.
Ông Doughty đã thu thập các mẫu than ở các mỏ khắp nước Mỹ. Bằng cách đo sự tập trung của các nguyên tố khác nhau trong than, ông tìm thấy những chất cần thiết cho thực vật như phốt pho, có nhiều và được phân phối tốt hơn trong thời kỳ của những con khủng long hơn so với thời Carbon.
Những dữ liệu thu được còn cho thấy những nguyên tố không cần thiết cho thực vật và động vật như nhôm, không có sự sai khác, điều này chứng tỏ không phải do vấn đề thời tiết mà chính những con khủng long ăn cỏ đã làm tăng độ màu mỡ của đất.
Theo ông Doughty, những động vật to lớn không chỉ quan trọng vì lượng phân chúng thải ra, mà còn do khả năng di chuyển xa của chúng, do vậy các chất dinh dưỡng sẽ được pha trộn.
Do tăng sự phân phối các chất như phốt pho, thực vật lớn nhanh hơn, nên chính những con khủng long ăn cỏ to lớn đã tạo ra thức ăn của mình và góp phần vào môi trường sống của chúng.
Tuy nhiên,, ngày nay những động vật lớn càng có nguy cơ tuyệt chủng, môi trường bị nguy hiểm vì ít động vật lớn có nghĩa là ít thực vật phát triển.