Trà Vinh: Hội thảo khoa học quốc tế "Các vấn đề nghiên cứu về khoa học kỹ thuật-RET2022"

GD&TĐ - Các nhà khoa học trong và ngoài nước chia sẻ kết quả, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học kỹ thuật tại Hội thảo khoa học quốc tế “Các vấn đề nghiên cứu về khoa học kỹ thuật - RET2022” diễn ra từ ngày 12 - 13/8 tại Trường ĐH Trà Vinh.

Giờ thực hành tại phòng thí nghiệm của SV Trường ĐH Trà Vinh.
Giờ thực hành tại phòng thí nghiệm của SV Trường ĐH Trà Vinh.

Hội thảo gồm các chủ đề Công nghệ thông tin, Cơ khí - Động lực, Xây dựng, Điều khiển và Tự động hóa, Điện - Điện tử, ứng dụng AI và Sở hữu trí tuệ.

Hội thảo RET2022 là hoạt động được tổ chức thường niên nhằm gắn kết các nhà khoa học trong và ngoài nước. Đây còn là diễn đàn trao đổi về các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, chia sẻ các kết quả và kinh nghiệm nghiên cứu với các kỹ sư, các nhà khoa học, các học giả trong nước và quốc tế. Đồng thời cũng là nơi công bố những kết quả nghiên cứu - ứng dụng của các giảng viên, học viên, sinh viên các trường cao đẳng, đại học.

Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến trên nền tảng ZOOM, với nhiều chuyên đề được báo cáo bởi các nhà khoa học, học giả có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học đến từ Hoa Kỳ, Đài Loan và Việt Nam

Các bài báo đáp ứng yêu cầu của Hội thảo sẽ được xuất bản trên Kỷ yếu hội thảo có chỉ số ISBN, đặc biệt các bài xuất sắc sẽ được đề xuất đăng trên Tạp chí khoa học ĐH Trà Vinh và Tạp chí An toàn thông tin.

Hội thảo RET2022 nhận được sự quan tâm, đồng hành của nhiều doanh nghiệp. Trong đó, RET2022 nhận được tài trợ đặc biệt của Công ty TNHH Mitsubishi Electric Việt Nam (MEVN) và Công ty Nhiệt điện Duyên Hải thuộc Tổng Công ty Phát điện 1 (EVNGENCO1).

Các chuyên đề được báo cáo bởi các nhà khoa học, học giả có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học đến từ Hoa Kỳ, Đài Loan và Việt Nam như: GS.TS Tang-Chieh Liu, Trưởng Khoa Kỹ thuật điện tử, Đại học Phùng Giáp với chuyên đề: Phát triển bộ chuyển đổi thời gian số với độ phân giải pico-giây bằng chip FPGA (Development of the time-to-digital converter with resolution in Pico-sec by an FPGA chip).

TS Phillip M. Adams (Hoa Kỳ), Giáo sư thỉnh giảng Trường ĐH Trà Vinh, chuyên đề: Bằng sáng chế của một kỹ sư về kỹ thuật, Engineering an Engineer’s Patient.Thanh-Tin Do, Tổng công ty Setsuyo Astec, Văn phòng đại diện TPHCM, Việt Nam, chuyên đề: Tính toán tổn thất điện năng cho mô-đun điện tử Mitsubishi dựa trên phần mềm Melcosim (Power loss calculation for Mitsubishi power electronics module based on Melcosim software).TS David Nghiêm, Nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn Công nghệ không dây toàn cầu, Hoa Kỳ, chuyên đề: Phát triển thiết bị y tế không dây (How to develop a wireless medical device)…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ