TPHCM: Tăng cường kiến thức, kỹ năng về phòng chống đuối nước cho học sinh

GD&TĐ - Sở GD&ĐT TPHCM vừa ban hành văn bản về việc tăng cường công tác phòng, chống đuối nước đối với trẻ em, học sinh năm 2022.

Sở GD&ĐT TPHCM yêu cầu các đơn vị tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức, kiến thức, kỹ năng về phòng, chống đuối nước cho trẻ.
Sở GD&ĐT TPHCM yêu cầu các đơn vị tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức, kiến thức, kỹ năng về phòng, chống đuối nước cho trẻ.

Theo đó, Sở GD&ĐT TPHCM đề nghị Trưởng phòng GD&ĐT TP Thủ Đức và các quận huyện, Hiệu trưởng các trường phổ thông; Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, Trường có phân hiệu Giáo dục thường xuyên; Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo quyết định  của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành Chương trình phòng chống tai nạn thương tích trẻ em, học sinh giai đoạn 2021-2025.

Sở GD&ĐT TPHCM cũng yêu cầu các đơn vị tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức, kiến thức, kỹ năng về phòng, chống đuối nước, đảm bảo an toàn trong môi trường nước cho trẻ em, học sinh.

Cụ thể, thời gian tăng cường các hoạt động tuyên truyền giáo dục sẽ triển khai từ nay đến trước khi học sinh nghỉ hè năm học 2022-2023. Các cơ sở giáo dục xây dựng các chuyên đề tuyên truyền giáo dục phòng chống đuối nước trên đường đi học, khi đi tham quan, dã ngoại, tắm biển, đi bơi, khu vui chơi tại cộng đồng khi có các nguồn nước mở, cứu đuối nước an toàn khi bạn bị đuối nước.

Đồng thời chỉ đạo giáo viên thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở trẻ em, học sinh không được chơi, đùa nghịch gần ao, hồ, sông, suối, kênh, rạch, hỗ công trình… nơi tiềm ẩn nguy cơ đuối nước. Không tự ý hoặc rủ nhau tắm, đi bơi khi không có người lớn đi cùng (thời gian vào cuối buổi học).

Sở GD&ĐT TPHCM cũng đề nghị các đơn vị chủ động phối hợp với các cơ quan, chính quyền địa phương các cấp trong việc phòng, chống đuối nước cho trẻ em, học sinh. Tổ chức hướng dẫn, quản lý, giám sát các em tham gia hoạt động vui chơi lành mạnh. Thông tin kịp thời các điểm nóng có nguy cơ cao xảy ra tai nạn đuối nước ở địa phương để cảnh báo phụ huynh, trẻ em và học sinh.

Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phát động phong trào học sinh bơi, tổ chức các lớp học bơi, học kỹ năng an toàn phòng, chống đuối nước cho học sinh tham gia. Tổ chức việc bàn giao trẻ em, học sinh về gia đình, địa phương trước khi nghỉ hè.

Ngoài ra, Sở GD&ĐT TPHCM cũng yêu cầu các đơn vị cần tăng cường bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực phòng chống đuối nước và dạy bơi, cứu đuối an toàn cho đội ngũ cán bộ, giáo viên trong các cơ sở giáo dục.

Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện công tác Phòng chống đuối nước tại các nhà trường, cơ sở giáo dục, các đơn vị thuộc phạm vi quản lý và có biện pháp xử lý đối với các đơn vị, cá nhân không thực hiện nghiêm túc công tác tuyên truyền, giáo dục phòng chống nuối nước cho trẻ em, học sinh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.