TPHCM: Ra mắt chương trình giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non

GD&TĐ - Hệ sinh thái Giáo dục Sáng tạo Embassy Education (TPHCM) vừa công bố, ra mắt chương trình giáo dục âm nhạc mang tên “Ú òa Music” dành cho các trường mầm non tại Việt Nam.

Ông Thanh Bùi - Chủ tịch Embassy Education phát biểu tại lễ ra mắt chương trình.
Ông Thanh Bùi - Chủ tịch Embassy Education phát biểu tại lễ ra mắt chương trình.

Ngày 28/6, Hệ sinh thái Giáo dục Sáng tạo Embassy Education (TPHCM) đã công bố, ra mắt chương trình giáo dục âm nhạc “Ú òa Music” dành cho các trường mầm non tại Việt Nam.

Theo ông Thanh Bùi - Chủ tịch Embassy Education, chương trình giáo dục âm nhạc “Ú òa Music” được thiết kế với sự chung tay của nhóm chuyên gia trong các lĩnh vực: Âm nhạc, Giáo dục Mầm non, Tâm lý Trẻ em, với mong muốn giúp các trường mầm non xây dựng nền tảng học tập vững chắc thông qua chương trình giáo dục âm nhạc bài bản, nâng cao kỹ năng giảng dạy của giáo viên, tăng cường gắn kết giữa nhà trường – phụ huynh – trẻ.

Những trường đầu tiên đã triển khai Ú Òa Music tại TPHCM.

Những trường đầu tiên đã triển khai Ú Òa Music tại TPHCM.

Ý tưởng của nhóm thực hiện nhằm mang đến một chương trình âm nhạc song ngữ (tiếng Việt và tiếng Anh) dựa trên nền tảng văn hóa và giai điệu Việt, giúp trẻ em Việt không chỉ hiểu về nguồn cội cùng giá trị văn hóa, mà còn được tiếp thu kiến thức mới theo phương pháp tiếp cận tiên tiến trên thế giới.

Được soạn thảo dựa trên mục tiêu âm nhạc cụ thể, giáo trình “Ú òa Music” giúp truyền tải những bài học bổ ích thông qua các trải nghiệm học tập thú vị, giúp trẻ hình thành những kỹ năng cần thiết cho sự phát triển toàn diện ở các lĩnh vực: vận động, ngôn ngữ, tương tác xã hội, tư duy nhận thức và tư duy sáng tạo.

Từ trái qua: Thạc sĩ giáo dục mầm non Nguyễn Phương Thảo (Giảng viên khoa Giáo dục mầm non Trường Đại học Sài Gòn), Thạc sĩ âm nhạc Bùi Triệu Yên (cố vấn Chuyên môn Ú Òa Music) và cô Phạm Ngọc Châm (Cố vấn chuyên môn Reggio Emilia Approach) tham gia giao lưu tại buổi ra mắt chương trình.
Từ trái qua: Thạc sĩ giáo dục mầm non Nguyễn Phương Thảo (Giảng viên khoa Giáo dục mầm non Trường Đại học Sài Gòn), Thạc sĩ âm nhạc Bùi Triệu Yên (cố vấn Chuyên môn Ú Òa Music) và cô Phạm Ngọc Châm (Cố vấn chuyên môn Reggio Emilia Approach) tham gia giao lưu tại buổi ra mắt chương trình.

Theo đó, các chương trình học tại “Ú òa Music” được trải dài cho 3 cấp lớp Mầm – Chồi – Lá trong trường mầm non.

Trong đó, ở cấp lớp Mầm (dành cho trẻ từ 3 – 4 tuổi): Khuyến khích trẻ làm quen với các ý tưởng và khám phá sự sáng tạo cá nhân thông qua các hoạt động thú vị, ứng với độ tuổi tràn đầy năng lượng của trẻ, từ đó thúc đẩy sự phát triển nhận thức và kỹ năng tương tác xã hội.

Lớp Chồi (dành cho trẻ từ 4 – 5 tuổi): Khơi gợi tình yêu âm nhạc và phát triển kỹ năng ngôn ngữ, sự tự tin, tính độc lập, kỹ năng tương tác xã hội và kỹ năng tự chủ thông qua các hoạt động khám phá tại lớp, từ đó khuyến khích sự sáng tạo nơi trẻ.

Lớp Lá (dành cho trẻ từ 5 – 6 tuổi): Giúp hình thành nền tảng cho quá trình giáo dục âm nhạc chính thống về sau, thông qua việc làm quen với những khái niệm cơ bản về ký hiệu âm nhạc, cách chơi những nhạc cụ nâng cao so với các cấp lớp trước.

“Ú òa Music” mang đến một giải pháp hữu ích dành cho các trường mầm non, dựa vào hệ thống chương trình được thiết kế dễ sử dụng, bao gồm: giáo án giảng dạy, học cụ cho từng tiết học âm nhạc tại trường.

Đặc biệt, với vai trò đồng hành cùng sự phát triển của nhà trường, “Ú òa Music” mang đến các chương trình Huấn luyện Giáo viên và Chương trình dành cho nhà trường.

Tuỳ vào mục đích của nhà trường, giáo trình “Ú òa Music” có thể linh hoạt hiện diện ở Chương trình tích hợp hoặc Chương trình ngoại khóa, nhờ giáo trình bài bản, dễ dàng triển khai.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.