TP.HCM: Hơn 22.000 sổ hồng "tắc" tại 44 dự án bị “treo”

GD&TĐ - Đó là thông tin được nhiều Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, cũng như Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) thông tin tại Hội thảo “tắc tiền sử dụng đất” vừa được tổ chức tại TP.HCM.

Cư dân tại một dự án chung cư đòi sổ hồng
Cư dân tại một dự án chung cư đòi sổ hồng

Hiện tại, hàng chục ngàn căn hộ tại TP.HCM bị “treo” sổ hồng vì nghẽn ở khâu tính tiền sử dụng đất khiến doanh nghiệp và khách hàng điêu đứng. Việc tắc tiền sử dụng đất cũng khiến ngân sách thất thu, doanh nghiệp chịu cảnh "bội tín" với khách hàng.

Tại hội thảo, ông Lê Hoàng Châu- Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết; việc tắc tiền sử dụng đất khiến hàng chục ngàn căn hộ bị “treo” sổ hồng là vấn đề bức xúc của khách hàng lẫn doanh nghiệp thời gian qua.

Số liệu thống kê của HoREA cho thấy hiện có đến 11 doanh nghiệp với 44 dự án gồm hơn 22.000 căn hộ chưa được cấp sổ hồng. Điều này đồng nghĩa với 22.000 hộ gia đình bức xúc.

Ông Châu cho biết: Hàng chục ngàn căn hộ tại TP.HCM bị “treo” sổ hồng vì nghẽn ở khâu tính tiền sử dụng đất khiến doanh nghiệp và khách hàng điêu đứng. Nhiều Doanh nghiệp mang tiếng bội tín vì không thể bàn giao sổ hồng cho khách đúng thời gian.

“Thời qua qua, HoREA đã đề xuất tháo gỡ khó khăn nhưng quy trình sử dụng tính tiền đất phải qua rất nhiều khâu và việc tắc tiền sử dụng đất có nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, có một điểm chung là hồ sơ trình lên Sở Tài nguyên và môi trường TP.HCM xin được cấp sổ hồng hiện đều giải quyết rất chậm”- ông Châu nói.

Đồng ý với thông tin ông Lê Hoàng Châu nêu là hoàn toàn chuẩn xác, ông Trần Quốc Dũng- Phó tổng giám đốc Tập đoàn Hưng Thịnh chia sẻ: Doanh nghiệp ông hiện đang có 13 dự án, tương đương 8.791 căn hộ chưa được Sở Tài nguyên & Môi trường TP.HCM cấp sổ hồng, vì hầu hết bị vướng ở khâu xác định tiền sử dụng đất.

Nhiều chủ đầu tư phải mang tiếng bội tín với khách hàng vì sổ hồng bị treo vì tắc trong việc tính tiền sử dụng đất
Nhiều chủ đầu tư phải mang tiếng bội tín với khách hàng vì sổ hồng bị treo vì tắc trong việc tính tiền sử dụng đất

“Trước đây, khâu tính tiền sử dụng đất do Sở Tài chính TP.HCM phụ trách theo Luật Đất đai 2003. Thế nhưng sau năm 2014, Luật Đất đai 2013 và Nghị định 44 quy định công tác này được giao Sở Tài nguyên & Môi trường TP.HCM, là đơn vị lập kế hoạch định giá đất cụ thể, và tổ chức thực hiện việc xác định giá đất. Đây là điểm “tắc nghẽn” khiến nhiều chung cư không được cấp sổ”- ông Dũng nói.

Theo ông Dũng, với các dự án bất động sản thực hiện ngoài TP.HCM, trung bình chỉ mất 3 - 4 tháng đã có kết quả thẩm định và phương án tính tiền sử dụng đất, thì tại TP.HCM hầu hết hồ sơ tính tiền sử dụng đất kéo dài nhiều năm vẫn chưa được giải quyết xong, hoặc bị yêu cầu bổ sung nhiều lần, bị chuyển lòng vòng.

“Quá trình thẩm định giá đất, xác định tiền sử dụng đất mất rất nhiều thời gian, doanh nghiệp phải từ 3 năm mới nộp được tiền sử dụng đất. Thậm chí nếu doanh nghiệp nộp tiền sử dụng đất trước khi công nhận, chủ đầu tư cũng mất đến 5 - 7 năm vẫn chưa được thông qua phương án giá đất”, ông Dũng chia sẻ.

Đại diện Sở Tài nguyên & Môi trường TP.HCM cho biết: 6 tháng đầu năm 2020, cơ quan này đã giải quyết được vướng mắc của 38 dự án và sắp tới khoảng 50 dự án sẽ trình UBND TP.HCM để thông qua.

Trong danh mục bị vướng còn khoảng hơn 300 dự án. Do vậy, với những trường hợp vướng mắc trong phạm vi TP.HCM xử lý được thì các sở ngành đều có tham mưu, đề xuất UBND TP.HCM hướng giải quyết. Còn những trường hợp vượt thẩm quyền của thành phố sẽ phải kiến nghị ra trung ương.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.