TPHCM dự kiến đưa vào sử dụng 672 phòng học mới

GD&TĐ - TPHCM dự kiến sẽ đưa vào sử dụng trong năm 2023 là 48 dự án với 672 phòng học mới.

Học sinh Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận 1) trong ngày tựu trường năm học 2022-2023.
Học sinh Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận 1) trong ngày tựu trường năm học 2022-2023.

Theo ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD&ĐT TPHCM, năm học 2023-2024 thành phố vẫn đảm bảo 100% con em sinh sống trên địa bàn có đủ chỗ học, đảm bảo tổ chức hoạt động tại các cơ sở giáo dục theo yêu cầu chương trình GDPT thông 2018.

Sở GD&ĐT đã trình đề xuất, tham mưu UBND thành phố các giải pháp nhằm đẩy mạnh tiến độ xây dựng dự án công trình trường học, huy động mọi nguồn lực xã hội đầu tư cho giáo dục như ưu tiên bố trí vốn ngân sách để đẩy nhanh thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình trường học theo kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch được duyệt phù hợp với yêu cầu phát triển và thực tế từng địa bàn quận, huyện.

Trong đó tập trung các khu vực có tốc độ tăng dân số cao hoặc địa bàn có các khu công nghiệp, khu chế xuất (Quận 7, 9, 12, quận Bình Tân, Gò Vấp, Thủ Đức và huyện Bình Chánh...).

Đồng thời đề xuất thành phố có cơ chế giải pháp đặc thù, những chính sách ưu đãi cụ thể về đất đai, thuế, thủ tục hành chính.... để huy động các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước, đầu tư phát triển mạng lưới trường học theo phương thức hợp tác công tư, kích cầu, xã hội hóa,..

Năm học 2023-2024, dự kiến TPHCM tăng 35.055 học sinh (gồm: 22.592 công lập và 12.463 ngoài công lập). Số học sinh tăng nhiều ở cấp THCS và THPT, tập trung tại TP Thủ Đức và một số quận, huyện như: Quận 12, quận Gò Vấp, quận Bình Tân, huyện Bình Chánh và huyện Hóc Môn. Đây là những khu vực đang trong giai đoạn đô thị hóa nhanh, nên dân số tăng cơ học cao.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.