TPHCM đề xuất chi hơn 1.500 tỷ đồng cấp bù học phí

GD&TĐ - UBND TPHCM đã có tờ trình gửi Thường trực HĐND TP về đề xuất chi hơn 1.500 tỷ đồng bù cấp học phí cho học sinh công lập và ngoài công lập.

 

Học sinh Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Quận 1) trong ngày khai giảng.
Học sinh Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Quận 1) trong ngày khai giảng.

Tối 23/9, UBND TPHCM đã có tờ trình gửi Thường trực HĐND TP đề nghị xây dựng nghị quyết chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục thường xuyên trên địa bàn.

UBND TPHCM chấp thuận đề xuất về chủ trương xây dựng các mức hỗ trợ học phí cho học sinh công lập và ngoài công lập trên địa bàn TPHCM từ năm học 2022 – 2023 của Sở GD&ĐT TPHCM.

Các mức hỗ trợ được đề xuất như sau:

Đối với bậc mầm non: Hỗ trợ 100.000 đồng/học sinh/tháng đối với các lớp nhà trẻ, 140.000 đồng/học sinh/tháng đối với lớp mẫu giáo tại TP Thủ Đức và 16 quận (gồm các quận 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 12, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân).

Đối với cấp THCS và học viên giáo dục thường xuyên cấp THCS, mức hỗ trợ học phí là 240.000 đồng/học sinh/tháng đối với học sinh tại TP Thủ Đức và 16 quận kể trên; 70.000 đồng/học sinh/tháng đối với học sinh tại 5 huyện ngoại thành (gồm Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè, Cần Giờ).

Riêng cấp THPT và học viên giáo dục thường xuyên cấp THPT, mức hỗ trợ học phí là 180.000 đồng/học sinh/tháng đối với học sinh TP Thủ Đức và 16 quận; 100.000 đồng/học sinh/tháng đối với 5 huyện ngoại thành.

Thời gian áp dụng các mức hỗ trợ học phí nói trên là 9 tháng, được tính từ đầu năm học 2022 - 2023.

Tổng kinh phí dự trù để thực hiện chính sách hỗ trợ học phí nói trên là 1.541 tỷ đồng, trong đó 1.245 tỷ đồng hỗ trợ học phí học sinh công lập và 296 tỷ đồng hỗ trợ học phí cho học sinh các trường ngoài công lập.

Mục tiêu xây dựng mức hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục thường xuyên trên địa bàn TPHCM nhằm giảm tác động xã hội do việc tăng học phí theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP (ngày 27-8-2021) của Chính phủ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hội viên Chi hội phụ nữ bản Hỏm Hốc tìm hiểu mô hình kinh tế của gia đình chị Lò Thị Mông.

Chị Mông làm kinh tế giỏi

GD&TĐ - Trong cuộc sống vô vàn khó khăn, chị Lò Thị Mông đã vươn lên để trở thành một trong những hội viên làm kinh tế giỏi ở Tuần Giáo (Điện Biên).

Những ngày tháng Bảy, Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn tiếp đón hàng chục đoàn du khách từ khắp nơi tìm về mỗi ngày, trong đó có nhiều đoàn học sinh cùng thầy cô giáo. Ảnh minh họa: ITN

Cảm thụ văn học: Khúc tráng ca bất tử

GD&TĐ - Với lòng xúc động và cảm kích về sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ, nhà thơ Vương Trọng đã sáng tác “Khúc tưởng niệm liệt sĩ Truông Bồn”...

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...