TPHCM bắn pháo hoa tại 30 điểm chào mừng lễ 30/4

GD&TĐ - TPHCM sẽ bắn pháo hoa tại 30 điểm (2 điểm tầm cao và 28 điểm tầm thấp) mừng 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Các hoạt động văn hóa – nghệ thuật dịp lễ năm nay không chỉ tri ân lịch sử mà còn thể hiện khát vọng vươn lên mạnh mẽ của TPHCM trong thời kỳ mới. Ảnh: Thiện Nhân
Các hoạt động văn hóa – nghệ thuật dịp lễ năm nay không chỉ tri ân lịch sử mà còn thể hiện khát vọng vươn lên mạnh mẽ của TPHCM trong thời kỳ mới. Ảnh: Thiện Nhân

Đây là đợt bắn pháo hoa nhiều nhất từ trước đến nay tại TPHCM. Cụ thể, ngày 30/4, từ 21h - 21h15, TPHCM có 2 điểm bắn tầm cao tại khu vực đường hầm sông Sài Gòn (TP Thủ Đức) và Đền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược (huyện Củ Chi).

28 điểm còn lại bắn pháo hoa tầm thấp, trải đều tại các quận, huyện:

- Ngã Ba Giồng (huyện Hóc Môn)

- Đền tưởng niệm Bến Nọc (TP Thủ Đức)

- Đền tưởng niệm liệt sỹ Rừng Sác (huyện Cần Giờ)

- Chiến khu An Phú Đông (Quận 12)

- Công viên Văn hóa Láng Le (huyện Bình Chánh)

- Khu dân cư Bình Trị Đông (quận Bình Tân)

- Hội trường Thống Nhất (Quận 1)

- Khu vực Bán đảo Thanh Đa (quận Bình Thạnh)

- Khu vực Thảo Điền (TP Thủ Đức)

- Công viên Landmark 81 (quận Bình Thạnh)

- Cầu Ba Son (Quận 1)

- Cầu Tân Thuận (Quận 4)

- Khu công nghiệp Tây Bắc (huyện Củ Chi)

- Công viên Văn hóa quận Gò Vấp

- Khu vực UBND huyện Nhà Bè

- Trung tâm hành chính Quận 7

- Công viên văn hóa Đầm Sen (Quận 11)

- Khu vực chợ Bình Điền (Quận 8)

- Khu tái định cư 38ha Tân Sơn Nhất (Quận 12)

- Khu An Bình (quận Tân Phú)

- Công viên Bình Phú (Quận 6).

Ngoài ra, một số điểm bắn trên sà lan tại các khu vực gồm Rạch Chiếc; sông Sài Gòn; Khu đô thị Vạn Phúc; cầu tàu Bến Bạch Đằng.

Đặc biệt, trong đêm 30/4, TPHCM lần đầu tiên trình diễn 10.500 thiết bị bay không người lái (drone) tại khu vực sông Sài Gòn và hai bên bờ thuộc TP Thủ Đức và Quận 1. Chương trình hứa hẹn mãn nhãn với nhiều hình ảnh sống động, độc đáo, tái hiện hành trình 50 năm xây dựng và phát triển của thành phố mang tên Bác.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Shotel đặc trưng bởi lưỡi hình bán nguyệt. Ảnh: Ancient-origins.net

Kiếm 'tán gái' Shotel

GD&TĐ - Khám phá khảo cổ chỉ ra, Shotel có mặt từ muộn nhất là thế kỷ X trước Công nguyên, trong nền văn minh Damotian.

Đoàn đại biểu lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Sáng 19/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh của Người.