TP. Hồ Chí Minh: Đổ xô đến mua thực phẩm, ngồi la liệt trong siêu thị chờ thanh toán

GD&TĐ - Tại những siêu thị lớn nhỏ, ở quận Gò Vấp và TP Thủ Đức tại TP.HCM người dân đã đổ xô đi mua đồ, thực phẩm hàng ngày... để tích trữ từ rất sớm.

Trước tình hình dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp tại TP.HCM, từ chiều 6/7 nhiều cửa hàng, chợ đã đóng cửa.

Tại những siêu thị lớn nhỏ, ở quận Gò Vấp và TP Thủ Đức tại TP.HCM người dân đã đổ xô đi mua đồ, thực phẩm hàng ngày... để tích trữ từ rất sớm.

Chính việc này đã khiến lượng khách mua hàng tăng đột biến, gây quá tải cục bộ, các quầy rau, củ, quả, thực phẩm tươi sống hết hàng từ sớm khiến người dân phải xếp hàng chờ đến lượt vào siêu thị cũng như thanh toán tiền. 

Người dân xếp hàng dài để chờ tới lượt vào siêu thị mua đồ.
Người dân xếp hàng dài để chờ tới lượt vào siêu thị mua đồ.
Các gian hàng thực phẩm tươi sống như cá, thịt... đều hết hàng từ rất sớm.
Các gian hàng thực phẩm tươi sống như cá, thịt... đều hết hàng từ rất sớm.
Nhiều người dân tỏ ra khá bất ngờ khi siêu thị hết hàng tươi sống sớm hơn thường ngày.
Nhiều người dân tỏ ra khá bất ngờ khi siêu thị hết hàng tươi sống sớm hơn thường ngày.
Quầy bán thịt cũng hết hàng từ rất sớm.
Quầy bán thịt cũng hết hàng từ rất sớm.
Người dân đổ xô rất đông đến siêu thị để mua thực phẩm cần thiết.
Người dân đổ xô rất đông đến siêu thị để mua thực phẩm cần thiết.
Mọi người xếp hàng dài trong siêu thị để chờ tới lượt được thanh toán
Mọi người xếp hàng dài trong siêu thị để chờ tới lượt được thanh toán
Nhiều khách hàng tỏ ra khá mệt mỏi, ngủ gục trên xe đẩy để chờ tới lượt được thanh toán để ra về.

Nhiều khách hàng tỏ ra khá mệt mỏi, ngủ gục trên xe đẩy để chờ tới lượt được thanh toán để ra về.

Nhiều người do chờ đợi quá lâu nên đã tranh thủ ngồi xuống đất để chờ tới lượt (Ảnh Zing.vn)

Nhiều người do chờ đợi quá lâu nên đã tranh thủ ngồi xuống đất để chờ tới lượt (Ảnh Zing.vn)

Bên ngoài siêu thị, rất đông xe máy, phương tiện đi lại được gửi ở bãi đỗ xe (Ảnh Zing.vn)
Bên ngoài siêu thị, rất đông xe máy, phương tiện đi lại được gửi ở bãi đỗ xe (Ảnh Zing.vn)

Cũng vào chiều 7/7, trước tình hình dịch bệnh diễn biến rất phức tạp ở TP.HCM và lây lan khá nhanh ra một số địa phương khác, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có Công điện số 914/CĐ-TTg gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19 để thực hiện mục tiêu kép.

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và các hướng dẫn, quy định về phòng, chống dịch của Bộ Y tế với tinh thần chủ động, quyết liệt, mạnh mẽ, thực chất và hiệu quả nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu kép.

Thực hiện nghiêm các giải pháp ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng dập dịch, điều trị tích cực. Đặc biệt lưu ý thực hiện các quy định về giãn cách, khoanh vùng; tránh tình trạng khoanh rộng bên ngoài, lỏng lẻo bên trong; phải tổ chức tốt việc cung cấp lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm cho người dân trong khu vực phong tỏa, cách ly y tế, giãn cách xã hội.

Áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bắt buộc đối với tất cả những người đến từ vùng dịch theo quy định. Bộ Y tế công bố chính thức và cập nhật thường xuyên danh sách các vùng dịch trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Y tế.

Đối với Thành phố Hồ Chí Minh trong khi toàn bộ Thành phố chưa được coi là vùng dịch thì tất cả những trường hợp đến từ, đi qua các khu vực chưa được công bố là vùng dịch đều phải khai báo y tế bắt buộc; chính quyền địa phương nơi đến phải lập danh sách quản lý, điều tra dịch tễ và có quyết định cách ly, xét nghiệm, theo dõi sức khỏe phù hợp với kết quả điều tra dịch tễ.

Thủ tướng yêu cầu Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tăng cường chỉ đạo các biện pháp mạnh mẽ, dứt khoát, triệt để hơn nhằm sớm cắt đứt các chuỗi lây nhiễm, khống chế các ổ dịch. Trong đó đặc biệt lưu ý yuyệt đối không để tiếp diễn tình trạng tập trung đông người, không tuân thủ quy định giữ khoảng cách trong khi đang thực hiện giãn cách xã hội, thậm chí ở các khu vực có nguy cơ lây nhiễm rất cao.

Hoàn thành ngay các công việc cần thiết (về pháp lý và tuyên truyền vận động) để hạn chế ở mức cao nhất người dân đi lại. Khẩn trương thống nhất cơ chế phối hợp với các tỉnh lân cận để kiểm soát tốt người lao động trong các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh ở địa phương này nhưng cư trú ở địa phương khác; kiểm soát chặt chẽ người điều khiển phương tiện vận tải ra, vào thành phố nhằm kiểm soát nguồn lây bệnh, nhưng không gây ách tắc phương tiện vận tải hàng hóa và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh ở mức cao nhất có thể trong điều kiện dịch bệnh.

Thực hiện các giải pháp đồng bộ để bảo đảm đời sống, sinh hoạt của nhân dân; đặc biệt chú trọng hỗ trợ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người lao động tự do, không có tích lũy, thu nhập bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh... Không để bất kỳ người dân nào thiếu đói do dịch bệnh.  

Đối với các Bộ: Y tế, Giao thông vận tải và các Bộ ngành liên quan, Thủ tướng yêu cầu có các hướng dẫn cụ thể, giải đáp kịp thời theo đề nghị của các địa phương. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát công tác phòng chống dịch trên địa bàn, trong lĩnh vực quản lý; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; kịp thời động viên, khen thưởng các điển hình tốt.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ