Theo đó, TP Hồ Chí Minh tổ chức tiêm chủng cho tất cả các trường hợp từ 18 tuổi trở lên ưu tiên cho lực lượng y tế tuyến đầu, người cao tuổi, các trường có bệnh lý nền, người nghèo yếu thế, người dân trong khu vực phong tỏa.
UBND quận huyện phường xã lập danh sách tiêm chủng cho toàn bộ người dân trên 18 tuổi, phân nhóm theo ưu tiên.
Qua đó căn cứ số lượng người tiêm, quy mô điểm tiêm, công suất đội tiêm, địa phương sắp xếp lịch tiêm theo ngày giờ cụ thể để đảm bảo yêu cầu giãn cách.
Huy động tối đa các lực lượng tham gia tiêm chủng bao gồm y tế nhà nước và tư nhân, tổ chức tại các điểm tiêm cố định và nhiều điểm tiêm chủng lưu động tại khu dân cư.
Tăng cường các điểm tiêm cố định, mỗi phường xã triển khai từ 3-4 điểm tiêm cố định thay vì 02 điểm như trước đây. Đồng thời tổ chức các điểm tiêm tại các cơ sở y tế công lập và tư nhân.
Nhân sự chuyên môn của 1 đội tiêm lưu động như sau: 01 bác sỹ thực hiện khám sàng lọc, 01 điều dưỡng thực hiện tiêm, 01 nhân viên thực hiện kiểm tra thông tin phiếu sàng lọ, hỗ trợ bác sỹ khám sàng lọc và theo dõi sau tiêm.
Bố trí nhân lực làm việc toàn thời gian trong suốt thời gian tổ chức chiến dịch tiêm chủng, không giới hạn số người tiêm chủng trong mỗi buổi tiêm, phát huy tối đa năng lực của các điểm tiêm chủng.
Thời gian tiêm có thể kéo dài sau 18 giời, số lượng tiêm cho một ngày của mỗi đội tiêm chủng có thể hơn 200 người nếu đảm bảo được giãn cách và theo dõi sau tiêm.
Để việc nhập liệu thông tin người tiêm chủng nhanh chóng, địa phương hướng dẫn người dân thực hiện phiếu đồng ý tiêm và phiếu sàng lọc trên nền tảng Hồ sơ sức khoẻ điện tử hoặc bản giấy. Dựa trên dự kiến số lượng người tiêm, thời gian tiêm thông báo thời gian cụ thể cho người đi tiêm đảm bảo giãn cách.
Tại các khu phong toả, chính quyền địa phương căn cứ số lượng người dân để bố trí các điểm tiêm chủng cố định hoặc lưu động phù hợp, tránh để người dân di chuyển đến các khu vực khác khi tham gia tiêm chủng.
Tiếp tục đẩy mạnh việc áp dụng nền tảng Hồ sơ sức khoẻ điện tử để quản lý và theo dõi tiến độ tiêm chủng.