Tổng Thư ký Liên hợp quốc kêu gọi WHO phê duyệt Sputnik V

GD&TĐ - Tổng Thư Ký Liên Hợp Quốc kêu gọi WHO phê duyệt Sputnik V, và gọi vắc xin này của Nga là "một trong những yếu tố quan trọng" để giải quyết vấn đề tiêm chủng toàn cầu.

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres.
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres.

Liên hợp quốc hoan nghênh việc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê duyệt vắc xin Sputnik V Covid-19 của Nga, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cho biết, đồng thời, ông cũng ca ngợi tầm quan trọng của tiêm chủng trong việc giải quyết đại dịch.

Liên hợp quốc tin rằng “Sputnik V là một trong những yếu tố cần thiết cho phép chúng tôi giải quyết vấn đề tiêm chủng”, ông Guterres nói sau cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tại Moscow hôm thứ Tư.

Theo ông, đơn vị phân phối vắc xin, Quỹ Đầu tư Trực tiếp của Nga (RDIF), dù đã nộp đơn đăng ký cấp tốc Spuntnik lên WHO vào tháng 10, và hiện quy trình phê duyệt đang diễn ra, tuy nhiên, cơ quan y tế Liên Hợp Quốc vẫn chưa chấp thuận loại thuốc này. Mặc dù đây là loại vắc xin có hiệu quả cao trên 91% trong các thử nghiệm, không có tác dụng phụ đáng kể và được cộng đồng khoa học quốc tế khen ngợi. 

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa nổi tiếng của Anh The Lancet vào đầu năm nay cho thấy Sputnik V "an toàn và hiệu quả", với tất cả những người tham gia thử nghiệm đều phát triển các kháng thể chống lại Covid và không ai bị tác dụng phụ nghiêm trọng.

Vào hôm thứ Ba, người đứng đầu Liên Hợp Quốc nói rằng WHO có thể  sẽ “bật đèn xanh” cho Sputnik V ngay từ tháng Sáu hoặc tháng Bảy.  Ông Guterres cũng cảm ơn Nga đã tạo cơ hội cho các nhân viên Liên Hợp Quốc được tiêm vắc xin Sputnik V. "Đây là một dấu hiệu rất tốt", ông nói. 

Năm ngoái, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra lời đề nghị phân bổ những liều thuốc tiêm miễn phí này. Nhiều nhân viên của Liên hợp quốc ở Nga đã nhận được các liều tiêm chủng trên, nhưng để mở rộng số liều tiêm cần phải có sự chấp thuận của WHO.

Ông Lavrov cho biết rằng Sputnik V đã được đăng ký tại hơn 60 quốc gia trên toàn cầu, và hầu hết các quốc gia này đều đã nhận được những lô hàng Sputnik V đầu tiên.

"Chúng tôi sẵn sàng làm việc với các nhà sản xuất vắc-xin khác, đây là điều mà chúng tôi đã nhấn mạnh nhiều lần", Ngoại trưởng nói về các đề xuất thúc đẩy sản xuất mũi tiêm chủng do Nga phát triển.  “Nếu các công ty dược phẩm nước ngoài thể hiện sự quan tâm tương tự, nó có thể dẫn đến "một sự hợp tác rất tích cực", ông nói thêm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ