Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã xác định chủng COVID-19 hiện đang tàn phá Ấn Độ là một “biến thể đáng lo ngại” trên toàn cầu. Biến thể này được cho rằng dễ lây truyền hơn cũng như có khả năng kháng vắc xin cao hơn.
Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật của WHO về COVID-19, nói trong một cuộc họp tại Geneva, Thụy Sĩ hôm thứ Hai rằng: “Chúng tôi xác định đây là một biến thể đáng lo ngại ở cấp độ toàn cầu.”
Biến thể COVID-19 tại Ấn Độ là biến thể thứ tư của virus coronavirus được xác định là "biến thể đáng ngại" giống với các chủng đột biến lần đầu tiên được phát hiện ở Anh, Nam Phi và Brazil. Bà cho biết thêm rằng WHO hiện đang theo dõi 10 biến thể khác nhau trên toàn thế giới, với những biến thể được xác định là "biến thể cần được quan tâm".
WHO cũng đã đưa ra bảng xếp hạng mức độ nghiêm trọng của các biến thể mới nếu có bằng chứng về việc tăng khả năng lây truyền, tăng độc lực hoặc tăng khả năng kháng vắc xin và điều trị. Nhà khoa học trưởng của WHO Soumya Swaminathan vào tuần trước đã nói với AFP rằng biến thể B.1.617 có chứa các đột biến "có thể khiến nó kháng lại các kháng thể được tạo ra do tiêm chủng hoặc do nhiễm trùng tự nhiên."
Tuy nhiên, hôm thứ Hai, Swaminathan cho biết cô đã bị "trích dẫn sai" và hiện tại, vẫn chưa có dữ liệu cụ thể nào về "tác động của biến thể Ấn Độ đối với chẩn đoán, điều trị hoặc hiệu quả của vắc xin".
Giám đốc Y tế của Anh, Chris Whitty, phát biểu trong một cuộc họp báo hôm thứ Hai rằng B.1.617 dường như ít có khả năng kháng vắc xin hơn các chủng đột biến khác đang được điều tra, nhưng cần thu thập thêm dữ liệu về chủ đề này để chúng tôi có được đáp án chính xác hơn.
Tuy nhiên, một nghiên cứu khác lại phát hiện ra rằng biến thể tại Ấn Độ có khả năng chống lại các kháng thể cao hơn, nhưng phát hiện này vẫn chưa được xem xét lại.
Với báo cáo tình hình về biến thể sẽ được WHO công bố vào thứ Ba, quan điểm chính thức của cơ quan vẫn là vắc xin COVID-19 hiện tại "vẫn có hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh tật và tử vong ở những người bị nhiễm biến thể này."