Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ quyết tâm củng cố quyền lực

GD&TĐ - Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã quay lại vị trí chủ tịch đảng lớn nhất đất nước, AKP, trong hoạt động gây tranh cãi gần đây nhất của nhà lãnh đạo này, nhằm siết chặt quyền lực của mình vốn đang bị đe dọa bởi nhiều lực lượng chống đối ở ngay trong nước.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ quyết tâm củng cố quyền lực

Cuộc trưng cầu vô tiền khoáng hậu

Tháng 4 vừa qua, Thổ Nhĩ Kỳ đã bỏ phiếu thông qua một sự thay đổi trong Hiến pháp nước này sau cuộc trưng cầu ý kiến về một việc chưa từng có: Dỡ bỏ quyền lực của quốc hội và trao quyền cho chính quyền.

Trước cuộc bỏ phiếu này, các tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đều phải có nghĩa vụ giảm thiểu các quan hệ với đảng của mình để thể hiện thái độ trung lập của họ. Sự thay đổi mới vừa được thông qua trong Hiến pháp Thổ Nhĩ Kỳ này đã loại bỏ điều luật trên.

Ngày 21/5, đảng Công lý và Phát triển (AKP) – đảng lớn nhất trong quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ - đã trao lại quyền hành cho Tổng thống Erdogan trong một kỳ họp quốc hội bất thường ở Ankara.

Ông Erdogan phát biểu: “Tôi biết ơn vì các bạn đã nhìn nhận tôi là người xứng đáng trở thành lãnh đạo của đảng Tư pháp và Pháp luật một lần nữa. Với cấu trúc chính trị mới của Thổ Nhĩ Kỳ, Erdogan có khả năng tiềm tàng sẽ tiếp tục là người giữ cương vị Tổng thống cho tới năm 2029.

Dường như trong tâm trí vị tổng thống này cũng đã sắp xếp sẵn các hoạt theo liên quan đến quốc hội và cuộc bầu cử tiếp theo của Thổ Nhĩ Kỳ. Ông nhắc nhở những người ủng hộ rằng: “Năm 2019 đang ở ngay phía trước chúng ta”.

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tổ chức bầu cử địa phương vào tháng 3/2019 và bầu cử tổng thống vào tháng 11/2019. “Chúng tôi sẽ không dừng lại. Chúng tôi sẽ làm việc thật mẫn cán và duy trì sự khiêm tốn của mình”, ông Erdogan nói. Theo báo chí, có khoảng 80.000 người ủng hộ Erdogan đã tập trung quanh khu vực quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ nhóm họp.

Erdogan là nhà đồng sáng lập AKP năm 2001 và bộ máy chính trị này đã điều hành đất nước kể từ chiến thắng sau cuộc chiến năm 2002.

Việc tiếp tục ở vị trí lãnh đạo đảng AKP sẽ cho phép ông Edorgan nắm quyền kiểm soát cả mảng hành pháp của chính phủ cũng như kiểm soát đảng lớn nhất trong quốc hội.

Điều này cũng có nghĩa là ông Erdogan hoàn toàn có thể chỉ định những người thân cận, trung thành với mình vào các vị trí then chốt của đất nước.

Đương đầu với các cáo buộc

Cuộc trưng cầu dân ý do AKP đưa ra đã bị các nhà lãnh đạo châu Âu và các nhóm cánh hữu lên án mạnh mẽ, với lý do cho rằng đây là một thứ lạm dụng quyền lực trắng trợn của một nhà lãnh đạo có xu hướng độc tài ngày càng tăng.

Sau cuộc đảo chính quân sự năm ngoái, Erdogan đã điều hành một cuộc thanh trừng vẫn đang tiếp tục diễn ra, vô hiệu hóa các cơ quan công và đập nát các đối thủ chính trị.

Hơn 100.000 người hoặc bị bắt, bị tù đày, hoặc bị đình chỉ công việc. Ông Erdogan cũng có thể áp dụng các chiến thuật mạnh tay hơn trong các trường hợp khẩn cấp được tuyên bố sau nỗ lực lật đổ, trong đó có các biện pháp như đàn áp các cuộc đấu tranh của các trường đại học, ra tay ngăn chặn các tổ chức truyền thông… Nhiều người bị bỏ tù nhiều tháng không xét xử. Các trường hợp khẩn cấp này cũng nhiều lần được kéo dài.

Ông Erdogan từng phát biểu rằng ông hoàn toàn không có ý định ra lệnh kết thúc trường hợp khẩn cấp hiện nay. “Chúng ta sẽ chỉ kết thúc lệnh này khi hòa bình, an toàn và an ninh được khôi phục. Vì sao ta phải kết thúc lệnh này, trong khi trường học vẫn mở cửa, nhà máy đang hoạt động, mọi việc đều diễn ra bình thường?”, ông Erdogan nói.

Gần đây, các nhân viên an ninh sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ tại Mỹ cũng xô đẩy và đá vào những người phản đối Erdogan tụ tập trước cửa Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ, đúng dịp ông Erdogan gặp gỡ Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Ông Trump là một trong những nhà lãnh đạo phương Tây đầu tiên đưa ra lo ngại về vi phạm nhân quyền ở Thổ Nhĩ Kỳ. Sau cuộc xô xát, 9 người đã phải nhập viện.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ