Đến nay Tổng cục đã trình ban hành được 2 Nghị định và 1 thông tư. Hoàn thành, trình 3 quy hoạch, 3 đề án bao gồm: Quy hoạch bảo vệ môi trường (BVMT) quốc gia; Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học; Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia; Đề án tổng thể về mô hình công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị và nông thôn; Đề án tổng thể tăng cường quản lý môi trường các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề; Đề án tăng cường quản lý rác thải nhựa ở Việt Nam.
Trong đó có 2 nhiệm vụ lập quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định…
Bên cạnh đó, Tổng cục cũng triển khai rà soát, đề xuất kế hoạch sửa đổi, bổ sung các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Hoàn thiện hành lang pháp lý về quản lý chất thải rắn theo hướng thống nhất quản lý Nhà nước về chất thải rắn trên phạm vi cả nước và UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm toàn diện về vấn đề rác thải và xử lý rác thải trên địa bàn.
Chủ động xây dựng, hoàn thiện Thông tư quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại, phát triển sản phẩm thương mại….
Tổng cục đã trình Bộ trưởng ban hành Quyết định thành lập 10 tổ giám sát môi trường đối với các cơ sở cần giám sát đặc biệt, kiện toàn 4 tổ giám sát. Đồng thời, tăng cường thanh tra đột xuất đối với tất cả các KCN, CCN, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, làng nghề có lưu lượng nước thải lớn trên lưu vực sông Nhuệ, sông Châu Giang thuộc địa bàn tỉnh Hà Nam và thành phố Hà Nội.
Theo dõi, đôn đốc các địa phương xử lý triệt để ô nhiễm tại 47 làng nghề ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng. Tập trung tăng cường quản lý chất thải rắn; kiểm soát hoạt động nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất…
Hiện Tổng cục đang phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao và Bộ Giao thông Vận tải rà soát các quy định pháp luật và công ước quốc tế có liên quan để đề xuất phương án thực hiện tái xuất toàn bộ các lô hàng phế liệu không đáp ứng yêu cầu...