Tôn vinh nghệ thuật hát chầu văn

Tôn vinh nghệ thuật hát chầu văn

(GD&TĐ) - Trong 2 đêm 6 và 7/11 tới đây, khán giả sẽ có dịp thưởng thức sự độc đáo của bộ môn nghệ thuật hát chầu văn trên sân khấu thủ đô tại Trung tâm văn hóa Pháp (24 Tràng Tiền, Hà Nội. Hoạt động nhằm tôn vinh nghệ thuật hát Chầu văn và sự công nhận của quốc tế về đạo thờ mẫu ở Việt Nam. Chương trình do Trung tâm Văn hóa Pháp và Câu lạc bộ Bảo tồn chầu văn Việt Nam phối hợp thực hiện.

Tôn vinh nghệ thuật hát chầu văn ảnh 1
Chầu văn hưng thịnh vào giai đoạn cuối TK 19 đầu TK 20

Xuất phát từ hình thức diễn xướng dân gian trong các lễ hội, nghệ thuật chầu văn ra đời gắn liền với nghi thức tụng ca công đức của Thánh Mẫu (Liễu Hạnh) và Đức Thánh Cha (Trần Hưng Đạo).

Được đánh giá là một thể loại âm nhạc độc lập trong nền âm nhạc cổ truyền. Chầu văn có đủ trữ lượng nghệ thuật để trở thành một di sản phi vật thể của thế giới.

Ra đời từ bao đời nay và thời kỳ hoàng kim của chầu văn là cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20. Tuy nhiên, chầu văn thường vô tình bị đánh đồng với tín ngưỡng thờ mẫu, hầu đồng nên con người chưa có cái nhìn thấu đáo về môn nghệ thuật này. Cũng chính vì thế, những giá trị tốt đẹp về nó dần bị mai một và ngày càng biến tướng.

Tách biệt hai khái niệm giữa hát chầu văn và hầu đồng cho thấy, đây là hai đối tượng liên quan nhưng không giống nhau. Nếu đặt đối tượng hầu đồng làm trung tâm thì vấn đề tín ngưỡng được đặt làm tâm điểm. Nhưng nếu đặt chầu văn làm tâm điểm thì tự thân âm nhạc của chầu văn lại thoát thai để trở thành một bộ môn nghệ thuật dân tộc độc đáo. Vì thế, sớm bảo tồn một cách nguyên vẹn các giá trị nghệ thuật của hát chầu văn dường như là một nhu cầu bức thiết.

Mong muốn bảo tồn và tôn vinh nghệ thuật chầu văn, các nghệ sỹ đã đưa nghệ thuật hát văn lên sân khấu để một lần nữa khán giả được chiêm ngưỡng thần thái của bộ môn nghệ thuật dân tộc đáng kính này. Với sự tham gia của các nghệ nhân đã gắn liền với chầu văn qua thời gian như: Đức Hải (Kèn tấu), Văn Khải (Nhị), Thanh Hà (Tam thập lục), Xuân Dũng (sáo),Thanh Ngoan, Văn Chung, Thanh Long, Khắc Tư, Trọng Quỳnhm(nguyệt, hát)... Cùng với đó những lối hát văn, diễn xướng, đặc biệt là các giá đồng như “Quan Tam Phủ”, “Quan Tuần Tranh”, “Chầu Đệ Nhất”, “Chầu Đệ Nhị”... cũng sẽ được các nghệ sỹ tái hiện một cách chân thực nhất để khán giả cảm nhận rõ nét hơn về bộ môn nghệ thuật truyền thống độc đáo này.

Lộc Hà

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Quang cảnh Đại hội.

Chủ tịch Quốc hội dự Đại hội lần thứ nhất Đảng bộ Ủy ban Văn hóa và Xã hội

GD&TĐ - Chiều 11/5, tại Nhà Quốc hội, Đảng bộ Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội tổ chức Đại hội lần thứ Nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là Đại hội Đảng bộ cấp cơ sở đầu tiên của Đảng bộ Quốc hội. Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội.

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống LB Nga Vladimir Putin phát biểu với báo chí. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN.

Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga trong giai đoạn hợp tác mới

Theo Đặc phái viên TTXVN, nhân dịp Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm thăm chính thức Liên bang Nga và tham dự Lễ Duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại từ ngày 8 - 11/5, Việt Nam và Liên bang Nga đã ra Tuyên bố chung.