Tòa nhà, trung tâm thương mại ở Hà Nội chủ động chống bão Wipha

GD&TĐ - Trước diễn biến phức tạp của bão số 3 (Wipha), nhiều cao ốc, trung tâm thương mại tại Hà Nội đã khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó.

Tòa nhà, trung tâm thương mại ở Hà Nội chủ động chống bão Wipha
a1.jpg
Trước diễn biến khó lường của bão Wipha, Hà Nội kích hoạt phương châm “4 tại chỗ”. Các tòa nhà, trung tâm thương mại lớn đồng loạt triển khai phương án phòng, chống bão một cách khẩn trương
a2.jpg
Tại tòa nhà Lotte trên phố Đào Tấn, từ ngày 21/7, Ban quản lý tòa nhà đã tiến hành những phương án phòng, chống bão, bảo đảm an toàn cho tòa nhà và khách thuê.
a9.jpg
a3.jpg
Chặn bao cát tại các lối ra vào, khu vực dễ bị ngập úng đã được thực hiện khẩn trương. Mục tiêu cao nhất là hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do bão gây ra.
a5.jpg
Tàu, thuyền được che chắn và neo đậu trên hồ Tây
a7.jpg
Trên các tuyến đường, xe xử lý sự cố thoát nước cũng được bố trí, túc trực.
a10.jpg
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, vào lúc 11h trưa 22/7, tâm bão số 3 nằm trên khu vực đất liền các tỉnh Hưng Yên - Ninh Bình, có vị trí khoảng 20,1 độ Vĩ Bắc và 106,2 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão đạt cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10. Bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam với tốc độ 10-15km/h.
a11.jpg
Ảnh hưởng của hoàn lưu bão đã gây gió giật mạnh tại nhiều khu vực ven biển và đất liền. Tại đặc khu Bạch Long Vĩ, gió mạnh cấp 10, giật cấp 12; Cô Tô cấp 9, giật cấp 11; Cửa Ông và Tiên Yên ghi nhận gió mạnh cấp 10, giật tới cấp 12-14. Một số nơi khác như Quảng Hà, Móng Cái, Phủ Liễn cũng có gió mạnh cấp 7-9. Mưa lớn xuất hiện trên diện rộng tại đồng bằng và ven biển Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An, lượng mưa phổ biến 70-150mm, có nơi trên 200mm. Mực nước dâng tại ven biển trưa nay đạt 0,6m ở Hòn Dấu (Hải Phòng) và 0,8m tại Ba Lạt (Hưng Yên), gây nguy cơ ngập úng vùng trũng thấp, cửa sông và ven biển.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Chưa có tiền lệ thực hiện chống lãng phí

GD&TĐ - Đến thời điểm này, cả nước có 2.981 dự án tồn đọng, kéo dài nhiều năm do các vướng mắc về pháp lý liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai, quy hoạch… với giá trị, nguồn lực rất lớn, gây lãng phí.

Đều đặn hàng ngày từ 19h30 đến 22h30 các học viên gác lại công việc để đến lớp học.

Gieo hy vọng giữa núi rừng Bản Ca

GD&TĐ - Giữa núi rừng thôn Bản Ca, xã Nghĩa Tá (Thái Nguyên), tiếng đánh vần, đọc chữ của các học viên vang lên giữa không gian yên tĩnh của bản làng.