Tổ hợp Polonez-M sẽ hiện diện ở Cuba khiến Mỹ lo lắng

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Viễn cảnh tổ hợp pháo phản lực phóng loạt dẫn đường tầm xa Polonez-M của Belarus xuất hiện tại Cuba đang khiến Mỹ cảm thấy lo lắng.

Tổ hợp Polonez-M sẽ hiện diện ở Cuba khiến Mỹ lo lắng

Hợp tác quân sự giữa Belarus và Cuba có thể tạo ra mối đe dọa bất ngờ đối với các căn cứ quân sự của Lầu Năm Góc ở Đông Nam nước Mỹ và ở Vịnh Mexico. Những ngày này, một phái đoàn quân sự lớn của Belarus đang có chuyến thăm chính thức tới Havana.

Việc nhóm quân nhân cấp cao của Cộng hòa Belarus, bao gồm người đứng đầu Lực lượng Tên lửa và Pháo binh - Đại tá Ruslan Chekhov tới Cuba đã thu hút sự quan tâm lớn từ báo chí thế giới.

Một số nhà phân tích cho rằng Minsk đang lên kế hoạch cung cấp các hệ thống vũ khí hiện đại do nước này sản xuất cho Cuba, bao gồm cả tổ hợp pháo phản lực phóng loạt (MLRS) Polonez-M - loại tên lửa được trao danh hiệu MLRS nguy hiểm nhất châu Âu.

Mối nguy hiểm chính mà Polonez-M có thể mang tới là tầm phóng tên lửa lên đến 300 km. Sự xuất hiện của tổ hợp MLRS này ở Cuba sẽ giúp Havana có thể kiểm soát không chỉ toàn bộ Vịnh Mexico mà còn chạm tới những căn cứ lớn của Mỹ ở bang Florida.

Chính vì vậy, hệ thống Polonez-M có thể trở thành công cụ răn đe đáng quan tâm trong cuộc đối đầu giữa Mỹ và các đối thủ địa chính trị của mình.

Không chỉ có vậy, Quân đội Belarus còn được trang bị tên lửa có tầm bắn lên tới 500 km. Bán kính tấn công của loại đạn này không chỉ đủ sức vươn tới bờ biển Florida, mà còn bao gồm cả sân bay vũ trụ chính của Mỹ tại Mũi Canaveral.

Tổ hợp pháo phản lực dẫn đường tầm xa Polonez-M nếu xuất hiện trên đất Cuba khiến Mỹ lo lắng cho các căn cứ quân sự.

Tổ hợp pháo phản lực dẫn đường tầm xa Polonez-M nếu xuất hiện trên đất Cuba khiến Mỹ lo lắng cho các căn cứ quân sự.

Quân đội Nga cũng tỏ ra quan tâm đến việc hợp tác với Cuba, thậm chí từng có thông tin cho biết Moskva muốn được sử dụng một vài cơ sở trên hòn đảo này để triển khai vũ khí tấn công như tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M hay máy bay ném bom chiến lược Tu-160M.

Nhưng bên cạnh đó, không ít ý kiến cho rằng sự lo lắng về vấn đề trên là thừa thãi, bởi Cuba sẽ tránh đối đầu với Mỹ bởi tình hình hiện tại khác xa so với năm 1962.

Quân đội Belarus thử nghiệm pháo phản lực dẫn đường tầm xa Polonez-M.

Theo Reporter

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ