Gần 200 sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội tham dự cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc

GD&TĐ - Sau hơn 4 tháng phát động cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc 2024, Đại học Bách khoa Hà Nội nhận về gần 200 bài dự thi của sinh viên trong toàn trường.

PGS.TS Phạm Thanh Huyền - Trưởng ban Công tác sinh viên, ĐH Bách khoa Hà Nội trao quà cho sinh viên đạt giải.
PGS.TS Phạm Thanh Huyền - Trưởng ban Công tác sinh viên, ĐH Bách khoa Hà Nội trao quà cho sinh viên đạt giải.

Phát biểu tại buổi lễ tổng kết và trao giải cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024 diễn ra vào sáng ngày 12/9, PGS.TS Huỳnh Đăng Chính, Phó Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội đánh giá cao chất lượng các bài dự thi và sự tham gia nhiệt tình của đông đảo sinh viên.

“Tôi rất vui mừng và gửi lời khen ngợi sự tham gia nhiệt tình của đông đảo các em sinh viên đối với cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc 2024. Cuộc thi đã trở thành hoạt động sôi nổi trong toàn trường và với việc đọc sách, lan tỏa giá trị sách mang lại, các em thực sự trở thành Đại sứ văn hóa đọc đúng nghĩa của Đại học Bách khoa Hà Nội”, PGS.TS Huỳnh Đăng Chính nhấn mạnh.

20240912-NDK_0025.jpg
PGS.TS Huỳnh Đăng Chính, Phó Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội phát biểu.

Đánh giá về chất lượng bài dự thi năm nay, Ban tổ chức cho hay, hầu hết các bài dự thi gửi về đều đúng hạn và có chất lượng; nội dung phong phú, đa dạng thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau từ văn bản, video đến hình ảnh sinh động.

Sau thời gian chấm bài nghiêm túc, BTC thống nhất chọn ra 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba và 4 giải khuyến khích. Đồng thời lựa chọn ra 10 thí sinh gửi bài sớm nhất và hợp lệ về ban tổ chức cuộc thi.

Trong đó, giải nhất thuộc về bạn Lê Thị Thu Hồng - Lớp Kế toán 02, Trường Kinh tế (Đại học Bách khoa Hà Nội). Thu Hồng cho biết bản thân cảm thấy vinh dự và vui mừng khi đạt được giải thưởng cao nhất của cuộc thi. Đối với cá nhân em, đây không chỉ là một danh hiệu, mà còn là niềm vinh dự lớn lao và món quà tinh thần vô giá.

“Em tin rằng “Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ con người”, đọc sách không chỉ tạo ra cách nhìn con chữ mà còn là cách nhìn vào những thành tựu của nhân loại. Mỗi một cuốn sách là một cánh cửa tri thức mới mở ra”, Thu Hồng chia sẻ.

Đồng thời, nữ sinh viên hy vọng thông qua những hoạt động tương tự, tình yêu đối với việc đọc sách sẽ lan tỏa và phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong cộng đồng: “Em mong mỗi chúng ta, đặc biệt là các bạn trẻ hãy dành nhiều thời gian hơn cho việc đọc sách. Hãy cùng nhau lan tỏa văn hóa đọc vì đây không phải là việc của riêng cá nhân ai”.

Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc 2024 là sự kiện ý nghĩa dành cho học sinh, sinh viên trên toàn quốc với mục đích khuyến khích việc chia sẻ, lan tỏa niềm yêu thích đọc sách. Từ đó, hình thành thói quen và kỹ năng đọc sách cho thế hệ trẻ, khơi dậy niềm đam mê, thúc đẩy phong trào và văn hóa đọc trong cộng đồng.

Năm 2024 là năm thứ 6 cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc được tổ chức tại Đại học Bách khoa Hà Nội.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đao phủ là nghề phải có nhưng hiếm người nhận làm. Ảnh: Ancient-origins.net

Phúc - họa nghề đao phủ

GD&TĐ - Trên phương diện pháp luật, đao phủ là người thực thi công lý nhưng trên phương diện lương tâm, họ là những kẻ tước đoạt mạng sống một cách tàn bạo.

Kích thích miễn dịch cây giống như việc tiêm vắc-xin cho cây trồng.

'Tiêm vắc-xin' cho cây trồng

GD&TĐ - Trong một thế giới đang phát triển và thay đổi nhanh chóng, nhu cầu sản xuất đủ lương thực cho mọi người đã trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.