Các chuyên gia vẫn chưa kết luận về những gì xảy ra - liệu tổ chức của các nhà xuất khẩu đang nhường lại thị phần của mình, hay các nhà cung cấp Mỹ chỉ đơn giản là lấy đi phần đó.
Trong mọi trường hợp, tình hình thị trường đang thay đổi rất nhiều. Hiện dầu của Mỹ đang "xâm chiếm" các thị trường trọng điểm của nhóm OPEC+, trong khi tổ chức này lại đang hạn chế nguồn cung nhằm nỗ lực tăng giá cho các sản phẩm chính của mình.
Kết quả đang hơi trái ngược với mong muốn của họ khi giá dầu thô tăng mạnh nhờ nỗ lực của tổ chức, tuy nhiên các công ty Mỹ lại nhận được lợi ích tối đa.
Từ châu Âu đến châu Á, khách hàng đang mua nhiều dầu của Mỹ hơn do vướng các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga và sự không chắc chắn về các biện pháp hạn chế mới đối với Venezuela, khiến các nhà máy lọc dầu lo lắng về việc nhập khẩu dầu thô từ Caracas.
Bên cạnh đó, châu Âu cũng đang chuyển sang mua nhiều "vàng đen" của Mỹ hơn bởi vì những con tàu vận tải từ châu Á hiện mất nhiều thời gian hơn để đến nơi.
Đồng thời OPEC+ vẫn tiếp tục hạn chế nguồn cung để khôi phục “sự ổn định của thị trường”, hay nói cách khác là hỗ trợ giá dầu thô. Giờ đây, chiến lược của nhóm đang trở nên mơ hồ hơn bao giờ hết khi để chính đối thủ cạnh tranh bên kia bờ đại dương tận dụng.
Tất nhiên mọi người đều được hưởng lợi từ một thị trường ổn định và mạnh mẽ, nhưng trong ngắn hạn, các nhà sản xuất dầu đá phiến ở Mỹ đang hoạt động theo cách tốt nhất.
Các nhà sản xuất Mỹ lại đang được lợi từ chính sách thắt chặt nguồn cung của Tổ chức OPEC+. |
Yếu tố an ninh thương mại (nguồn cung từ khu vực không có chiến sự) cũng ảnh hưởng đến mức độ phổ biến.
Các nước OPEC nằm ở khu vực Trung Đông đầy bất ổn, không có gì để chống lại điều hiển nhiên này nên họ phải từ bỏ thị phần, dù muốn hay không muốn.
Như các nhà phân tích của trang Oilprice lưu ý, nơi duy nhất mà các nhà sản xuất dầu đá phiến không thể “di chuyển” và chiếm thị phần chính là Liên bang Nga.
Các công ty Nga vẫn đầy mạnh mẽ ở châu Á - nơi sản phẩm phương Tây gặp khó khăn trong việc thâm nhập. Được đúc kết bằng kinh nghiệm cay đắng sau khi rời khỏi thị trường cao cấp châu Âu, các nhà cung cấp Nga hiện đang "cố thủ" rất chắc chắn và sẽ không chia sẻ thị phần.
Các quốc gia thuộc Tổ chức OPEC+ vẫn kiên trì theo đuổi chính sách cắt giảm sản lượng. |