Thí sinh cóquyền được dự thi
Lýgiải rõ quyền lợi học sinh được bảo đảm như thế nào với việc lùi tổ chứcthi đối với các địa phương thực hiện cách ly xã hội, PGS TS Mai Văn Trinh, Cụctrưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT), Phó trưởng Ban thường trực BanChỉ đạo quốc gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 cho biết:
Trước hết, thí sinh được thựchiện quyền của mình, ở đây là quyền được dự thi - một kỳ thi đã được quy định ởtrong Luật - dù là thí sinh thuộc diện F1, F2, hay ở trong vùng bị cách ly.
Thứ 2, thí sinh được bảođảm đầy đủ quyền được chăm sóc sức khỏe, có quyền được dự thi trong môi trườngan toàn nhất có thể.
Thứ 3, với việc lùi kỳthi, thí sinh có điều kiện để dự thi, lấy kết quả này để tuyển sinh vào ĐH, CĐ.Hiện tuyệt đại đa số các trường đều tuyển sinh thông qua kết quả của kỳ thi tốtnghiệp THPT, đặc biệt là 42 trường thuộc khối công an, quân đội, sức khỏe.
Vớiphương án đưa ra, thí sinh còn nguyên cơ hội để có thể dự thi lấy kết quả xéttuyển vào những trường này, đặc biệt là các em đã đầu tư rất nhiều công sức đểhọc tập trong thời gian dài vừa qua.
Trước ý kiến lo lắng việctổ chức thi đợt 2 sẽ ra sao nếu 1-2 tháng nữa dịch bệnh chưa được kiểm soát,PGS Mai Văn Trinh cho rằng, với kinh nghiệm thành công bước đầu ở đợt dịch đầutiên, cùng nỗ lực tối đa, dồn toàn sức để dập dịch, chúng ta có nhiều niềm tindịch sẽ sớm được kiểm soát.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế và các địa phương để chọn thời điểm phù hợp nhất, bảo đảm an toàn để tổ chức thi đợt 2" – PGS Mai Văn Trinh cho hay.
Nhắn nhủ tới thí sinh, Cụctrưởng Cục Quản lý chất lượng chia sẻ: Trong bối cảnh dịch bệnh, toàn hệ thốngchính trị đã vào cuộc để vừa chống dịch, thắng dịch, nhưng đồng thời cũng triểnkhai các hoạt động bình thường, trong đó có hoạt động của giáo dục đào tạo,trước mắt là kỳ thi. Đây là 1 nỗ lực rất lớn. Nên các thí sinh, phụ huynh khôngquá lo lắng.
Điều quan trọng đầu tiên là phải thực hiện đúng hướng dẫn củangành Y tế để chăm lo sức khỏe cho mình, phòng ngừa dịch bệnh Covid-19; cùngvới đó, tuân thủ những quy định, hướng dẫn tại Điểm thi.
"Các em đã có một thờigian chuẩn bị, ôn thi khá chu đáo và dịch Covid-19 không thể làm lung lay sựquyết tâm, ý chí của cả hệ thống, cả đất nước chúng ta. Những nơi khó khănnhất, cả nước đang cùng đồng hành; không ai bị cô đơn trong công cuộc này. Nên,thí sinh ở vùng thuận lợi được thi trước, hãy vững vàng để thực hiện tốt nhấtbài thi của mình. Với thí sinh đang trong vùng cách ly cũng yên tâm, chúng tasẽ thi vào một thời điểm phù hợp. Quyền lợi hợp pháp, đầy đủ của các em sẽ đượcbảo đảm với những giải pháp đồng bộ của cả hệ thống" – PGS Mai Văn Trinh gửigắm.
Thành công kỳ thi đến từ quyết tâm của mỗi địa phương
Trong Chỉ thị số 26/CT-TTg của Thủ tướngChính phủ về tăng cường chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, giáo dụcnghề nghiệp năm 2020 - xác định rõ UBND tỉnh/thành phố, trực tiếp là Chủ tịchUBND tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện về tổ chức Kỳ thi trênđịa bàn. Tại phiên họp Thường trực Chính phủ ngày 3/8, Thủ tướng Chính phủ mộtlần nữa kết luận, khẳng định Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm về chuyên môn; còn tổchức triển khai do các tỉnh, thành phố thực hiện.
Ông Mai Văn Trinh lưu ý, bên cạnh chuẩnbị tổ chức triển khai Kỳ thi trong điều kiện bình thường, các địa phương cóthêm nhiệm vụ chủ động có kịch bản, có phương án, chuẩn bị về vật tư, thiết bị,con người để có được môi trường thi an toàn nhất; đồng thời sẵn sàng giải pháp ứngphó với các tình huống; kịp thời phát hiện, xử lý trường hợp thí sinh không maycó biểu hiện ho, sốt, nghi vấn mắc bệnh.
Qua kiểm tra công tác chuẩn bị Kỳ thi tốtnghiệp THPT năm nay, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng đánh giá địa phương đã chuẩn bị cho Kỳ thi một cách chủ động, chuđáo với tinh thần trách nhiệm cao. Nhiều tỉnh, thành phố có Chỉ thị của Thành ủy,hoặc của Chủ tịch UBND tỉnh về công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức Kỳ thi này. Côngtác chuẩn bị đến nay cơ bản đã hoàn thành.
"Với sự chuẩn bị như vậy, mong rằng các địa phương triển khai thực hiện trên thực tế, không lơ là, không chủ quan, để chúng ta làm chủ tình hình và tổ chức kỳ thi trong điều kiện an toàn nhất, tốt nhất. Đây cũng là trách nhiệm với các thí sinh và với toàn xã hội" – PGS Mai Văn Trinh nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, trong gần 1 tháng qua,khi các đoàn kiểm tra của Bộ GD&ĐT kiểm tra công tác chuẩn bị thi tại địaphương, đều đã nhắc Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh, các Hội đồng thi, phương án phòngngừa trường hợp bất thường về thời tiết, cũng như dịch bệnh. Do đó, khi dịchbùng phát trở lại không bị bất ngờ, bị động. Đến nay, các địa phương đều có kịchbản cụ thể để sẵn sàng tổ chức kỳ thi trong bối cảnh mới, khi dịch Covid-19 vẫncòn chứa đựng rủi ro.
Công tác chuẩn bị đã hoàn tất
Ngày 4/8, BộGD&ĐT đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương, về việc bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong Kỳ thi tốt nghiệpTHPT năm 2020.
Theo ông Mai Văn Trinh, chúng tavẫn phải đặt mục tiêu bảo đảm an toàn cho khu vực tổ chức thi. Cụ thể, vớicác điểm thi, Bộ GD&ĐT khuyến cáo địa phương phải có kế hoạch tiến hành khửkhuẩn trước và sau mỗi buổi thi. Trước ngày 8/8 nên tiến hành khử khuẩn các khuvực thi; sau mỗi buổi thi tiếp tục khử khuẩn để tổ chức các buổi thi tiếp theo.
Cùng với đó, cần có đầy đủ nước sạch, xà phòng rửa tay, khẩu trang, thiết bị đonhiệt độ; đặc biệt, mỗi Điểm thi phải có cơ số phòng thi dự phòng để sẵn sàngtrong điều kiện cần thiết. Trong các Điểm thi nhất thiết phải có cán bộ y tế đểngoài chăm sóc sức khỏe cho thí sinh như bình thường, còn sẵn sàng ứng phó vớinhững diễn biến của dịch Covid-19 có thể xảy ra.
Chia sẻ về côngtác chuẩn bị của Bộ GD&ĐT, ông Mai Văn Trinh cho biết: Thực hiện Chỉ thị số26/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD&ĐT đã thực hiện đầy đủ các nhiệm vụchính.
Theo đó, đã ban hành Quy chế thi và cácvăn bản hướng dẫn thực hiện Kỳ thi; đã xây dựng đề thi và chuyển giao đề thi đếnHội đồng thi các địa phương để thực hiện in sao theo kế hoạch. Bộ GD&ĐTcũng đã hoàn thiện các phần mềm phục vụ công tác tổ chức Kỳthi và chuyển đến các Hội đồng thi ở các địa phương.
Công tác tập huấn về nghiệp vụ về công tác tổ chức thi, về sử dụngphần mềm thi, về nghiệp vụ thanh tra/kiểm tra được tổ chức rất căn cơ, bài bản.Đặc biệt, công tác kiểm tra công tác chuẩn bị cho Kỳ thi tại các địaphương được tiến hành rất chủ động. Đến nay, đã gần 50 địa phương được kiểmtra.
"Có thể nói, cho đến nay, Bộ GD&ĐT, Ban Chỉ đạo thi quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 đã chủ động hoàn tất các công việc của mình. Tinh thần đó đã được truyền tải và thực hiện tốt ở các địa phương trong cả nước" – ông Mai Văn Trinh cho hay.