Tình yêu “sét đánh” của cụ ông 78 và vợ kém 40 tuổi ở Hà Nội

Gặp ở nhà thuốc, vài ngày sau, ông lão 78 tuổi chạy xe 30km đến nhà chị Thuận, ngỏ ý muốn chăm. Tình yêu ấy đã đi qua 10 năm.

Tình yêu “sét đánh” của cụ ông 78 và vợ kém 40 tuổi ở Hà Nội

Tái hôn năm 78 tuổi, đến nay đã hơn 10 năm, câu chuyện của cụ ông Đàm Văn Kính (thôn Sơn An 1, Đan Phượng, Hà Nội) vẫn được nhiều người nhắc đến thay câu ""chuyện gì trên đời cũng có thể xảy ra được"".

Lúc trẻ, ông Kính có một người vợ xinh đẹp, giỏi giang. Vợ mất khi ông vừa qua tuổi 40, ông phải làm đủ nghề để kiếm sống và thay cả bàn tay của người phụ nữ nuôi 5 con.

""Những ngày vợ mới qua đời, lúc rảnh rỗi tôi chỉ biết đi lang thang quanh xóm, không thiết ăn uống"", ông tâm sự.

Ông Kính ngày đó ít cười nói, cũng không giao du, kết bạn, bà con chòm xóm và con cái cứ an ủi, động viên đi bước nữa, nhưng hơn 30 năm ông vẫn sống trong thinh lặng, không nghĩ đến chuyện tái hôn. Đến khi con út đã lập gia đình, có con cái, cũng là lúc ông đã bước sang tuổi thất thập.

"Tôi còn nhớ những năm đó, giếng làng chỉ toàn chị em phụ nữ. Ông Kính lụi hụi đem quần áo cả nhà ra giặt, mặt lúc nào cũng hằm hằm, người ta vừa thương vừa sợ. Ai cũng biết chuyện của ông ấy, nhưng cũng hiếm người bắt chuyện, khi nào ông ấy hỏi thì nói, không thì thôi"", bà Trương Thị Hòa (60 tuổi, hàng xóm của ông Kính), kể lại.

Về già, ông Kính mượn 200m2 đất của con trai cả để trồng bưởi, mỗi năm ông thu hoạch được 2 lần, bán được khoảng 6 triệu đồng..

Một chiều tháng 8/2008, sau khi thu hoạch hơn 300 kg bưởi đi bán, ông Kính đi mua thuốc bổ ở thị trấn Phùng.

Không hẹn mà gặp, người phụ nữ tên Doãn Thị Thuận từ Vĩnh Phúc qua cũng đến mua thuốc bắc từ ông thầy lang nổi tiếng. Ngồi chờ cả tiếng mới được sắc thuốc, hai người lạ ngồi cạnh nhau nói vài câu chuyện bâng quơ, nhưng thấy như đã quen tự khi nào. Ông Kính chủ động xin số điện thoại của người phụ nữ 38 tuổi chưa chồng.

Vài ngày sau, trên chiếc xe cub cà tàng, ông lão 78 tuổi chạy 30km đến nhà chị Thuận.

Ấn tượng đầu tiên của ông là căn nhà trống hoác, bàn thờ lạnh lẽo, bát hương nguội ngắt. Rồi ông biết được từ năm 15 tuổi, chị Thuận đã không còn cha mẹ, phải sống cùng anh trai, những buồn bã cứ đeo bám khiến chị không muốn giao tiếp nhiều, không nghĩ đến chuyện lấy chồng.

Đồng cảnh sống cô độc, ông Kính buột miệng trong lúc nhấp chén trà đắng: ""Hay để tôi chăm sóc cô?"". Chị Thuận sững sờ không nói nên lời, chỉ nhìn vào đôi mắt kiên định của người đàn ông trước mặt.

Như ""tình yêu sét đánh", không tới một tháng sau, họ quyết định đăng ký kết hôn, và được sự đồng thuận của cả hai gia đình.

Vì chị Thuận theo đạo Thiên chúa, ông Kính đã phải bỏ ra 3 tháng miệt mài đến một nhà thờ ở Vĩnh Phúc để học đạo mới lấy được vợ. Mỗi ngày, ông phải đi 20km để đến giáo xứ.

"Lúc đầu vào nghe giảng kinh, đầu óc tôi cứ ong lên, cảm thấy mệt và hơi ức chế. Thế nhưng tôi cũng điềm tĩnh hơn vì vợ cũng hiểu và kể cho tôi nhờ niềm tin vào đạo mà cô ấy đã vượt qua được những tháng ngày khó khăn, tiếp tục cuộc sống đến tận bây giờ".

Ông Kính (giữa) và vợ (bên trái ghế) cùng con cháu.

Cưới vợ ở tuổi xưa nay hiếm, ông Kính vẫn làm đủ thủ tục với gia đình đôi bên. Sau đám cưới không linh đình, họ trở thành tân lang tân nương hạnh phúc vào cuối năm 2008.

""Đũa có đôi thì mới giá trị. Qua ngày tháng gà trống nuôi con, tôi biết sự thiếu thốn một người phụ nữ là như thế nào. Không có vợ, tôi cảm thấy khô khan, dù con cháu đầy nhà. Tôi nghĩ đời người có tình cảm, có công việc thì không còn gì hạnh phúc bằng"".

Trước đây dù buồn bã nhưng muốn chia sẻ với con thì không hợp, nói với bề trên thì họ ậm ờ không quan tâm,. nên cả ngày ông cứ im ỉm, chẳng nói nửa lời. Có vợ, những khi mỏi mệt có người chia sẻ buồn vui nên ông Kính đỡ cáu gắt.

Nói về chồng, chị Thuận nhã nhặn kể: ""Tôi cũng đã gần tứ tuần mới thực sự rung động với một người đàn ông, âu cũng là cái duyên cái số. Chồng tôi không cờ bạc rượu chè, không chơi bời, nên tôi cũng chẳng có gì để phàn nàn"".

Ngày mới về làm dâu, người phụ nữ 37 tuổi cũng ngại ngần, không dám xưng mẹ với các con của ông Kính, vì con út của ông năm đó cũng đã 40 tuổi, còn con cả đã ở tuổi 54. Thế nên ông chồng già phải đề nghị các con phải chủ động gọi Thuận là mẹ để không khí trong nhà đầm ấm, có gia phong, nề nếp. Gần một năm, mọi thứ trong nhà đâu vào đấy.

Nhà ông Kính hiện tại không còn nhiều không gian, nên vợ ông phải về nhà cũ ở Vĩnh Phúc để trồng rau. Tuần hai lần ông không ngại chở vợ vài chục cây số đi giữa hai nhà.

Ở Vĩnh Phúc, vợ ông Kính có khoảnh vườn gần một hecta để trồng trọt, mỗi tuần 2 lần, ông đều qua để chở vợ đi bán rau, rồi chở về lại Hà Nội hơn 30km. Hai vợ chồng làm một ngày chỉ được 100 nghìn nhưng ăn uống tằn tiện cũng đủ sống hạnh phúc hơn 10 năm qua.

"Ông xã tôi giờ sức khỏe cũng còn còn khá tốt, chỉ đôi khi không nhớ... ngày cưới. Tôi với chồng một tháng cũng chỉ gặp nhau khoảng 15 ngày, thế nhưng ông ấy vẫn luôn lãng mạn, chưa bao giờ lớn tiếng với tôi một lời, lúc nào cũng xưng anh em ngọt xớt. Đến tôi còn ngại với con cháu trong nhà", chị Thuận đỏ mặt kể.

Vợ chồng ông Kính cũng không mong có con vì cảm thấy đã lớn tuổi, không đủ sức để lo cho con cái cả về vật chất lẫn tinh thần.

""Nay bố tôi cười nhiều rồi, trước kia dễ gì thấy ông cười với con dù chỉ là mỉm nhẹ. Giờ đi đâu người ta trêu chuyện có vợ mới, không cũng cười xuề xòa, chẳng bực dọc. Nhìn ông như vậy, con cháu cũng thấy vui lây"", ông Đàm Văn Thọ (64 tuổi), con trai của ông Kính, vui vẻ chia sẻ.

Bà Nguyễn Thị Tình (trưởng thôn An Sơn 1) chia sẻ thêm, "vợ ông ấy cũng đã mất khá lâu rồi, giờ có vợ mới cũng chẳng có gì đáng trách. Bây giờ kinh tế có phần chật vật, nhưng ông ấy vẫn luôn hòa nhã với mọi người, nên ai cũng quý và ủng hộ"".

Chải lại hàng ria mép cho ngay ngắn, ông lên chiếc xe cub đi đón vợ, không quên nói đùa, ""già thì nuôi cái râu cho nó khang trang, không người ta cười"". Tiếng pô xe cũ kỹ tràn ngập âm thanh vui vẻ.

Theo Baomoi.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hội viên Chi hội phụ nữ bản Hỏm Hốc tìm hiểu mô hình kinh tế của gia đình chị Lò Thị Mông.

Chị Mông làm kinh tế giỏi

GD&TĐ - Trong cuộc sống vô vàn khó khăn, chị Lò Thị Mông đã vươn lên để trở thành một trong những hội viên làm kinh tế giỏi ở Tuần Giáo (Điện Biên).

Những ngày tháng Bảy, Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn tiếp đón hàng chục đoàn du khách từ khắp nơi tìm về mỗi ngày, trong đó có nhiều đoàn học sinh cùng thầy cô giáo. Ảnh minh họa: ITN

Cảm thụ văn học: Khúc tráng ca bất tử

GD&TĐ - Với lòng xúc động và cảm kích về sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ, nhà thơ Vương Trọng đã sáng tác “Khúc tưởng niệm liệt sĩ Truông Bồn”...

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...

Buổi nghe kể chuyện về lịch sử của học sinh Trường THCS Vừ A Dính (Tuần Giáo) thông qua những bức ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Văn

Thắp sáng truyền thống cách mạng

GD&TĐ - Mỗi dịp Hè, ngành Giáo dục Điện Biên tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm thắp sáng truyền thống cách mạng, khơi dậy tinh thần yêu nước...