Tín hiệu vui từ hiệu quả phân luồng

GD&TĐ - Phân luồng hiệu quả ngay từ trường phổ thông, để làm sao cân đối hợp lý giữa học nghề và đại học cao đẳng là mong muốn cũng như nỗ lực to lớn nhiều năm nay của ngành Giáo dục. 

Tín hiệu vui từ hiệu quả phân luồng

Mùa tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2018 này, những thông tin về thí sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia đã phần nào cho thấy có những tín hiệu đáng mừng về việc phân luồng: nhiều thí sinh đã hướng đến các trường nghề thay bằng vào đại học.

Lời giải cho những bất hợp lý

Mới đây ngày 6/6/2018, tham gia phiên trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, đề cập đến số 200.000 người có trình độ đại học thất nghiệp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lý giải rõ, tính ra tỉ lệ thì con số này ở Việt Nam chỉ chiếm 4% tổng số người có trình độ đại học.

Trong khi đó, trên thế giới con số trung bình này là 7%. Chính vì vậy, đây cũng là thực trạng bình thường và chúng ta không nên nghĩ rằng, cứ học đại học xong là phải có việc 100%. Việc một tỉ lệ nhất định người dù học tất cả các bậc nhưng không có việc là chuyện bình thường ở thế giới, chính điều đó sẽ thúc đẩy sự cạnh tranh, vươn lên của các cơ sở giáo dục.

Nhiều chuyên gia tuyển sinh cho rằng, luôn có những câu hỏi trong xã hội về việc nhiều người có trình độ đại học vẫn thất nghiệp, trong khi nguồn cung về lao động phổ thông, lao động có trình độ tay nghề cao lại không đủ đáp ứng cầu của thị trường lao động. Những câu hỏi trên vừa đúng, nhưng cũng lại chưa chính xác.

Đúng là có tình trạng sinh viên tốt nghiệp chưa xin được việc làm, hoặc làm trái nghề nhưng đây là việc hoàn toàn bình thường vì thực tế nghề nghiệp còn theo sở thích, có thể người này học nghề này, nhưng ra trường họ lại thích công việc khác nên thay đổi nghề là việc hoàn toàn bình thường. Còn việc tỷ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp sớm hay muộn còn được chi phối bởi nhiều yếu tố khác, do năng lực chuyên môn hoặc do nhu cầu lao động thời điểm đó.

PGS.TS Lê Văn Thanh – Viện Đại học Mở Hà Nội cho biết: Từ thực tế tuyển sinh nhiều năm qua ở Viện Đại học Mở cũng như thông tin chung ở nhiều trường đại học khác thì ngay trong số thí sinh dự thi, xét tuyển ĐH, CĐ nhiều em cũng chỉ đăng ký cho vui chứ chưa hẳn có ý định theo học trường nào đó. Thêm nữa năm nay các địa phương làm tốt công tác tư vấn, hướng nghiệp nên nhiều học sinh tốt nghiệp THPT đã chọn học các trường nghề ở địa phương để có việc làm ngay.

Nỗ lực to lớn của các nhà trường

Vĩnh Phúc là một trong những địa phương làm tốt công tác tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh THPT. Nhiều năm nay, tại các trường THPT của tỉnh, bên cạnh việc tổ chức dạy học thì việc tư vấn hướng nghiệp được triển khai mạnh.

Ông Nguyễn Đức Trọng – Phó Giám đốc phụ trách Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc cho biết: "Chúng tôi đang đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ Đề án “Dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo giai đoạn 2011 – 2020” nhằm quy hoạch phát triển nhân lực đến năm 2020, với mục tiêu nâng tỷ lệ lao động phổ thông qua đào tạo lên 80%, qua đào tạo nghề là 64%.

Để đạt mục tiêu đó, tỉnh xác định công tác định hướng, phân luồng học sinh ngay từ bậc THCS, THPT là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Thời gian qua, bằng các biện pháp đồng bộ, bước đầu cho hiệu quả tích cực.

Kinh nghiệm của chúng tôi là bên cạnh nỗ lực của các nhà trường thì cần xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp sử dụng lao động trên địa bàn, tăng cường đầu tư cho các Trung tâm GDNN-GDTX. Từ đó hướng người học sang học nghề ở ngay tại địa phương để có việc làm ổn định".

Ông Nguyễn Linh – Hiệu trưởng Trường THPT Hòn Gai (Quảng Ninh), cho biết: Nhằm giúp học sinh có những định hướng đúng đắn về nghề nghiệp, ngay từ đầu năm học, nhà trường phổ biến đến phụ huynh, học sinh về việc học tập, chọn trường, chọn nghề phù hợp với năng lực của bản thân. Các giáo viên chủ nhiệm là người hiểu năng lực học tập của học sinh nhất, cũng thường xuyên có những tư vấn riêng để trong đó hướng học sinh có lực học vừa phải vào các trường cao đẳng, trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh.

Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Nguyễn Tiến Dũng giãi bày: “Chúng tôi luôn yêu cầu các trường THPT tổ chức chương trình tư vấn, hướng cho học sinh lựa chọn ngành nghề phù hợp nhất cho mình. Các thầy cô giáo phải là người bạn, sẻ chia tâm sự, đưa ra lời khuyên để học sinh có quyết định đúng đắn nhất. Nhiều trường THPT của các huyện đã thực hiện rất tốt việc này. Thật đáng mừng là những nỗ lực của chúng tôi, các nhà trường và thầy cô giáo trực tiếp đứng lớp đã làm thay đổi đáng kể suy nghĩ của phụ huynh và học sinh. Ở Nam Định, học sinh đã tự phân luồng cho chính mình, các em học giỏi chọn trường top đầu, còn nhiều em sức học vừa phải đã tìm đến các trường nghề”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ai Cập cảnh báo nghiêm khắc Israel

Ai Cập cảnh báo nghiêm khắc Israel

GD&TĐ - Ai Cập có thể xem xét hạ cấp quan hệ với Israel nếu nước này tiếp tục thực hiện chiến dịch quân sự ở thành phố Rafah, cực nam của Gaza, giáp với Ai Cập.
(Minh họa/INT)

Lo ngại trước thời tiết cực đoan!

GD&TĐ - Theo số liệu thống kê của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, 4 tháng đầu năm 2024, thời tiết trên cả nước đã có những diễn biến bất thường.
Nhiều người dân Gaza phải rời bỏ nhà cửa do chiến dịch tấn công của IDF.

IDF chiến thắng Hamas mà không cần Mỹ?

GD&TĐ - Trong cuộc phỏng vấn với CNBC hôm 16/5, Thủ tướng Netanyahu nói, quân đội Israel (IDF) có thể đánh bại Hamas tại Gaza mà không cần sự hỗ trợ từ Mỹ.