Lần đầu tiên tín hiệu FRB lặp đi lặp lại được ghi nhận vào năm 2017. Nguồn phát ra tín hiệu này nằm trong một thiên hà lùn, cách chúng ta 3 tỷ năm ánh sáng.
Theo một giả thuyết, nguồn gốc của tín hiệu này có thể là một magnestar (sao từ - một dạng sao neutron có từ trường rất mạnh). Trong thiên hà lùn mà từ đó phát ra tín hiệu FRB, có những điều kiện thuận lợi cho hình thành sao từ như vậy.
Tuy nhiên, thiên hà phát ra tín hiệu FRB được ghi nhận trong năm 2019 (với ký hiệu là 180916. J0158+65) rất giống với Dải Ngân hà của chúng ta.
Không có cơ sở để khẳng định thiên hà này chứa sao từ. Điều đó có nghĩa là hai nguồn phát ra tín hiệu FRB trong hai thiên hà là khác nhau.
Từ các thiên hà kích thước lớn, chỉ có các tín hiệu FRB đơn lẻ đến được Trái đất.
“Chúng ta cần một thuyết có thể giải thích sự đa dạng của môi trường mà từ đó phát ra tín hiệu điện từ đến chúng ta” – Nhà Vật lý thiên văn Jason Hessels ở ĐH Amsterdam (Hà Lan) nhấn mạnh.
Theo ông Hessels, nguồn phát ra tín hiệu FRB lặp đi lặp lại trong năm 2019 (từ thiên hà cách chúng ta 500 triệu năm ánh sáng) có thể là một lỗ đen, cách Trái đất nửa tỷ năm ánh sáng.
Cũng có thuyết cho rằng, nguồn FRB là các hệ thống tiếp xúc – tức là các hệ sao ở rất gần nhau.
Tín hiệu FRB đầu tiên được phát hiện vào năm 2007. Tuy nhiên, phân tích các dữ liệu do Đài quan sát thiên văn Parkes (Australia) thu thập được, cho thấy còn có tín hiệu được ghi nhận ngày 24/7/2001 và chỉ kéo dài dưới 5 mili giây. Tín hiệu này được đặt tên là Lorimer, nhằm vinh danh nhà khoa học Duncan Lorimer (ĐH West Virginia, Mỹ), người phát hiện ra nó đầu tiên.