Tin đồn trứng gà nhiễm HIV: Cục phòng chống HIV/AIDS lên tiếng

Những lời đồn về việc lây truyền HIV qua trứng gà bị tiêm nhiễm vi rút này là những tin đồn thất thiệt, gây hoang mang dư luận.

Không thể có trứng gà tiêm máu bị nhiễm HIV
Không thể có trứng gà tiêm máu bị nhiễm HIV

Tiến sĩ Hoàng Đình Cảnh – Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS khẳng định, những lời đồn về việc lây truyền HIV qua trứng gà bị tiêm nhiễm vi rút này là những tin đồn thất thiệt, gây hoang mang dư luận. 

Nó cũng giống với tin đồn về tăm xỉa răng nhiễm máu của người có HIV rộ lên một thời gian.

Trước thông tin trứng gà sau khi luộc chín vẫn có các lỗ và vết thâm đỏ như máu, rồi hồ nghi trứng gà bị tiêm máu nhiễm vi rút HIV và có khả năng lan truyền căn bệnh nguy hiểm này, TS Cảnh khẳng định: “Việc khẳng định HIV lây truyền qua trứng gà tiêm máu người có HIV là tin đồn thất thiệt, không có cơ sở khoa học, người dân phải hết sức bình tĩnh, nếu hiểu biết đầy đủ về HIV thì chúng ta không có gì phải hoang mang và lo sợ về những thông tin như thế này”, TS Cảnh khẳng định.

Ông giải thích, HIV là một loại vi rút không sống độc lập được bên ngoài tế bào sống của cơ thể người lâu được, chúng phải sống “ký sinh” vào một số loại tế bào thích hợp với HIV trên cơ thể người như tế bào bạch cầu CD4 và một số loại khác. 

Đến nay, các nhà khoa học chưa tìm thấy sự tồn tại và phát triển của HIV trong các môi trường khác ngoài cơ thể con người.

Thứ hai, khi ra ngoài cơ thể, dưới tác động của nhiệt độ và các chất sát trùng thông thường thì HIV sẽ dễ bị bất hoạt và chết. 

Do vậy HIV dù có được tiêm vào trứng gà để ở ngoài môi trường bình thường hay luộc lên thì HIV cũng dễ dàng bị tiêu diệt.

Thứ ba, HIV chỉ lây truyền theo một số đường lây nhất định, các nhà khoa học đến nay mới chỉ phát hiện ra HIV có thể lây truyền qua đường máu, đường quan hệ tình dục và lây truyền từ mẹ sang con, HIV không lây theo đường tiêu hóa hay ăn uống trong khi nếu có tiêm vào trứng gà thì khi luộc, chiên, rán thì HIV cũng chết.

Do vậy, những tin đồn thất thiệt này gây hoang mang cho người sử dụng trứng gà làm ảnh hưởng đến chăn nuôi và sản xuất của một số kẻ xấu, bà con cần hết sức tỉnh táo và phản đối. 

Về mặt khoa học nếu có việc tiêm máu chứa HIV vào trứng gà thì cũng không lây nhiễm HIV cho người sử dụng.

Theo Sức khỏe & Đời sống/Dân trí

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.
Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.