Trong khi phần lớn các hành tinh quay gần các ngôi sao mẹ của chúng và có nhiệt độ bề mặt nóng lên tới khoảng 1.830 độ F (1.000 độ C), một hành tinh quay quanh một ngôi sao lùn đỏ nhỏ trong 1 khu vực được gọi là “vùng có thể ở được”. Thuật ngữ đó thường được định nghĩa là khu vực xung quanh một ngôi sao nơi một hành tinh đá có thể chứa nước trên bề mặt của nó. Tuy nhiên, cuộc sống chưa bao giờ là dễ dàng tại đây vì các sao lùn đỏ luôn phát ra các tia X giết người có thể khiến việc sống trên các hành tinh gần đó trở thành một thách thức, ngay cả đối với các loài vi khuẩn.
Một thuật toán máy tính mới đã chỉ ra các hành tinh ẩn trong dữ liệu được thu thập bởi K2, chương trình quan sát cuối cùng của
Kepler trước khi hết hạn sử dụng. K2 được phát triển sau khi một số con quay của Kepler (thiết bị cho phép kính viễn vọng duy trì định hướng nhất quán trong không gian) đã ngừng hoạt động vào năm 2013 sau bốn năm hoạt động trong không gian, vượt quá tuổi thọ thiết kế của chúng.
Các nhà khoa học đã tìm ra cách ổn định hướng cho kính viễn vọng bằng cách sử dụng áp lực liên tục của các hạt phát ra từ Mặt trời, nhằm bảo vệ các cảm biến của nó khỏi ánh sáng Mặt trời. Kepler đã tìm thấy các hành tinh bằng cách sử dụng “phương thức di chuyển”, điều này sẽ thông báo khi một hành tinh đi qua phía trước ngôi sao mẹ của nó và gây ra bóng tối phía trước.
K2 cho phép Kepler quan sát thêm 100.000 ngôi sao trước khi hết nhiên liệu hoàn toàn vào năm 2018, gồm 517 ngôi sao mà các nhà khoa học đã phát hiện ra. “Các thuật toán tìm kiếm tiêu chuẩn cố gắng xác định sự giảm độ sáng đột ngột”, ông René Heller, nhà vật lý thiên văn tại Viện Nghiên cứu Hệ Mặt trời Max Planck cho biết trong một tuyên bố. “Tuy nhiên, trong thực tế, một đĩa sao xuất hiện hơi tối ở rìa so với ở trung tâm. Do đó, khi một hành tinh di chuyển phía trước một ngôi sao, nó ban đầu chặn ánh sáng sao ít hơn so với thời gian giữa. Độ sáng của ngôi sao ở mức thấp nhất khi ở trung tâm của cuộc hành trình ngay trước khi nó bắt đầu sáng dần trở lại”.
Các hành tinh mới mà Heller và đồng nghiệp tìm thấy có kích thước dao động từ 70% kích thước của Trái đất tới gấp đôi kích thước hành tinh của chúng ta. Nhóm nghiên cứu cho biết thuật toán mới của họ cũng giúp dễ dàng phát hiện các hành tinh nhỏ trong bối cảnh độ sáng tự nhiên của một ngôi sao bị dao động, chẳng hạn như khi bị gây ra bởi các vết đen mặt trời và các biến khác trong quan sát.
Có thể còn nhiều hành tinh ngoài Hệ Mặt trời mang kích cớ Trái đất khác ẩn trong dữ liệu. Nhóm nghiên cứu có kế hoạch áp dụng thuật toán của họ lên phần còn lại của dữ liệu từ Kepler và nói rằng họ có thể tìm ra tới 100 hành tinh kích thước Trái đất mới.