Tìm ra người tung clip mua phải gạo ‘cao su’ ở Đà Nẵng

Ông N. thừa nhận mình là người thực hiện clip cho rằng mua phải gạo nghi giả cao su nhưng không cung cấp được chứng cứ và số gạo còn lại.

Tìm ra người tung clip mua phải gạo ‘cao su’ ở Đà Nẵng

Chiều 6/4, ông Trần Phước Trí, Quyền Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (QLTT) Đà Nẵng cho biết, lực lượng chức năng đã tìm ra người tung clip phản ánh việc gia đình mua phải gạo nghi được làm từ cao su.

Tim ra nguoi tung clip mua phai gao ‘cao su’ o Da Nang hinh anh 1

Người thực hiện clip nói về việc mua phải gạo "cao su" là ông N.V.N, trú đường Điện Biên Phủ, Đà Nẵng. 

Theo đó, người đã tung clip là ông N.V.N. (trú đường Điện Biên Phủ, phường Chính Gián, quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng).

Làm việc với cơ quan chức năng, ông N.V.N. thừa nhận mình là người thực hiện clip nêu trên vào ngày 21/3 nhưng đến ngày 31/3 thì người thân mới đưa lên trang mạng xã hội.

Cục QLTT Đà Nẵng đã yêu cầu ông N.V.N. cung cấp chứng cứ là chất đã cháy đen, kết dính, vón cục (trong clip) và số lượng gạo hiệu C.M còn lại mà ông cho là gạo “cao su” để thực nghiệm, kiểm định.

Tuy nhiên, ông N. cho biết số gạo còn lại ông đã trả cho người bán là bà L.T.T. ở gần nhà ngay trong ngày 21/3, số bị rang cháy đen, vón cục thì đã vứt.

Sau đó, Cục QLTT phối hợp với UBND phường Chính Gán kiểm tra cửa hàng kinh doanh gạo của bà L.T.T.

Thời điểm kiểm tra, cửa hàng của bà L.T.T. đang bày bán 9 bao gạo hiệu C.M, loại 10kg/bao.

Theo trình bày của bà L.T.T., số gạo này được bà mua tại cửa hàng K.T. (trên đường Điện Biên Phủ, quận Thanh Khê) và trình các chứng từ mua bán hàng hóa kèm theo.

Tim ra nguoi tung clip mua phai gao ‘cao su’ o Da Nang hinh anh 2

Theo Cục QLTT Đà Nẵng, trong clip ông N.V.N không thể hiện được quá trình lấy gạo, cho lên chảo rang và vón cục nên không có cơ sở khẳng định đó là gạo "cao su". 

Lãnh đạo Cục QLTT Đà Nẵng cho biết, đơn vị sẽ tiếp tục xác minh, làm rõ số lượng 9 bao gạo C.M đang bày bán tại cửa hàng của bà L.T.T. có phải là hàng hóa do Công ty C.M. (Đồng Tháp) sản xuất hay không.

“Bà L.T.T. cho biết, gia đình bà cũng đã sử dụng hết số gạo nhãn hiệu C.M mà ông N.V.N. mua tại cửa hàng và trả lại ngày 21/3 (sau khi sử dụng một phần)”, ông Trần Phước Trí cho hay.

Lãnh đạo Cục QLTT cho biết, hình ảnh được quay trong clip không phản ánh và thể hiện đầy đủ, toàn bộ quá trình từ việc lấy “gạo” cho lên chảo rang, quá trình rang cho đến khi “gạo” bị cháy đen, vón cục mà chỉ có hình ảnh một chất gì đó (hình ảnh không rõ nét) đã bị cháy đen, vón cục lại với nhau. Do vậy, nội dung như ông N.V.N. phản ánh trong video clip là không có căn cứ, cơ sở.

Trước đó, ngày 31/3, trên trang mạng xã hội xuất hiện clip dài hơn 2 phút ghi lại cảnh một gia đình (được cho là trú phường Chính Gián, quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng) nói về việc mua gạo bị khi nấu cơm thì phát hiện là gạo giả, nghi làm bằng “cao su”.

Trong clip, người này nói “Vợ chồng tôi đang rang gạo này để kiểm tra. Nếu mà gạo ta thì làm sao như thế này được. Nó cháy, đặc quánh và chảy nhựa. Mời các bạn xem, đây là loại gạo mà gia đình tôi đã mua về ăn nhiều năm nay. Tuy nhiên hôm nay mua nhầm phải gạo nghi cao su mà không biết”.

Theo lời người này, lúc ăn phát hiện cơm dai nên nghi ngờ gạo cao su. Gia đình lấy gạo ra rang và thấy gạo cháy đen trên chảo. Cuối clip, người này còn khuyên “mọi người nên kiểm tra gạo sau khi mua về”.

Theo VTC.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Công ty Trái cây Nhiệt đới Hoa Kỳ giờ tên Chiquita và vẫn chưa phải chịu trách nhiệm về vụ thảm sát vì chuối năm 1928. Ảnh: Thecollector.com

Vụ thảm sát vì chuối

GD&TĐ - Năm 1928, ở Colombia, quốc gia Nam Mỹ với biệt danh đương thời là 'nước cộng hòa chuối'.