Tìm kiếm giải pháp phát triển nền nông nghiệp và môi trường bền vững

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Sáng 18/11, Trường Đại học Nông Lâm TPHCM tổ chức hội nghị quốc tế Nông nghiệp và Môi trường bền vững lần thứ 4 năm 2022 (SAE 2022). 

Đại diện Trường ĐH Nông Lâm TPHCM tặng hoa cho các đại biểu quốc tế.
Đại diện Trường ĐH Nông Lâm TPHCM tặng hoa cho các đại biểu quốc tế.

Hội nghị do Trường Đại học Nông Lâm TPHCM phối hợp với Đại học Quốc lập Cao Hùng (Đài Loan), Đại học Jenderal Soedirman (Indonesia) và Đại học Okayama (Nhật Bản) đồng tổ chức.

Đây là một trong chuỗi các hội nghị khoa học nhằm chia sẻ những giải pháp phù hợp để giải quyết các vấn đề ảnh hưởng đến các hoạt động nông nghiệp và an ninh lương thực như biến đổi khí hậu, đất đai bị thu hẹp và suy thoái, thiếu nước ngọt, bất thường của thời tiết, ô nhiễm môi trường…cùng với cuộc khủng hoảng nhiều mặt từ đại dịch Covid-19.

Chia sẻ tại hội nghị, PGS.TS Nguyễn Tất Toàn - Phó hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm TPHCM cho biết: Hội nghị SAE 2022 được tổ chức với mục đích tạo ra môi trường cho các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu về nông nghiệp và môi trường có cơ hội để tìm hiểu, thảo luận về các chủ đề, xác định những thách thức trong bối cảnh hiện nay có tác động đến các hoạt động nông nghiệp và an ninh lương thực.

Từ các chuyên đề khoa học, các chuyên gia mong muốn tìm ra những giải pháp phù hợp để thích ứng và chuyển đổi trong các hoạt động nông nghiệp thiết yếu và để trở thành một mắt xích của một hệ sinh thái mới của công nghệ số, chuyển đổi số.

Mặt khác, hội nghị còn hướng đến mục tiêu tăng cường hơn nữa hợp tác kinh tế giữa các nước trong khu vực để cùng nhau tăng trưởng, phát triển và khắc phục tác động của môi trường đến nền nông nghiệp nước nhà.

Ban giám hiệu Trường ĐH Nông lâm TPHCM ký hợp tác với đối tác nước ngoài.

Ban giám hiệu Trường ĐH Nông lâm TPHCM ký hợp tác với đối tác nước ngoài.

"Những thách thức trong bối cảnh hiện nay có tác động đến hoạt động nông nghiệp và an ninh lương thực như biến đổi khí hậu, đất đai bị thu hẹp và thoái hóa, thiếu nước ngọt, diễn biến bất thường của thời tiết, ô nhiễm môi trường… là rất lớn. Những vấn đề trên đặt ra yêu cầu phải tìm ra những giải pháp phù hợp để thích ứng, chuyển đổi trong các hoạt động nông nghiệp thiết yếu và trở thành mắt xích của một hệ sinh thái mới về công nghệ số và chuyển đổi.

Hội thảo quốc tế về Nông nghiệp bền vững và Môi trường 2022 (SAE 2022) có trọng tâm là “Các tiếp cận đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu” nhằm tìm ra các giải pháp để giải quyết các vấn đề mà chúng ta đang đối mặt" - PGS.TS. Nguyễn Tất Toàn nhấn mạnh.

Chia sẻ tại hội nghị, Giáo sư Hsing-Hao Wu, Đại học quốc gia Kaohsiung, Đài Loan cho rằng: Để đối phó với các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng gia tăng do hậu quả của biến đổi khí hậu, các nhà lãnh đạo thế giới được kêu gọi áp dụng các biện pháp giảm GHGS mạnh mẽ và bền vững hơn để giảm thiểu sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu (IPPC, 2001).

COP26 được tổ chức vào tháng 11 năm 2021 đã thành lập Hiệp ước khí hậu Glasgow, thỏa thuận khí hậu quốc tế đầu tiên đặt ra mục tiêu giảm dần việc sử dụng than trong thập kỷ tới.

"Chính phủ và các ngành công nghiệp trên toàn thế giới đã bắt đầu tập trung vào việc hoạch định các biện pháp giảm thiểu carbon trong thập kỷ tới để đáp ứng mục tiêu giảm phát thải vào giữa năm 2030 theo yêu cầu của Thỏa thuận Paris. Có bốn lĩnh vực phát thải chính trong bối cảnh phát thải khí nhà kính toàn cầu. Đó là năng lượng, nông nghiệp, công nghiệp và giao thông vận tải.

Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy 73% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu đến từ tiêu thụ năng lượng. Vì vậy giải pháp của chúng ta là phải hạn chế và kéo giảm các chỉ số tiêu cực trên" - Giáo sư Hsing-Hao Wu nói.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trẻ em thường học các chuẩn mực và đặc điểm tính cách từ cha mẹ. (Ảnh: ITN).

Dạy con hiểu giá trị của gia đình

GD&TĐ - Nhiều bậc cha mẹ thấm nhuần giá trị tốt đẹp của gia đình vào con cái để giúp con phát triển thành những công dân tốt, có trách nhiệm.