Tìm giải pháp phát triển giáo dục khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

GD&TĐ -Sáng 25/5, tại TP.Cần Thơ, Bộ GD&ĐT phối hợp UBND TP. Cần Thơ tổ chức Hội nghị đánh giá thực trạng GD mầm non, phổ thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Tham dự hội nghị có lãnh đạo các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL, các Bộ ban ngành liên quan.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu khai mạc Hội nghị
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu khai mạc Hội nghị

"Hội nghị Diên Hồng" về GD-ĐT với ĐBSCL

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh, đây là hội nghị quan trọng để trao đổi bàn bạc giải quyết bài toán không mới nhưng rất cần có sự đầu tư thêm và đầu tư sâu, đó là phát triển giáo dục ĐBSCL.

Qua thực tiễn quản lý và đánh giá khảo sát, có thể thấy có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc phát triển giáo dục của ĐBSCL còn nhiều hạn chế: chi ngân sách giáo dục của ĐBSCL thấp nhất cả nước, thấp hơn cả những vùng khó khăn như Tây Bắc, Tây Nguyên, chi bình quân ngân sách cho GD chưa caok; cơ cấu chi bất hợp lý, mầm non ít...

ĐBSCL có lợi thế thiên nhiên nhưng nút thắt là nguồn nhân lực nên khó thu hút đầu tư. Nếu mở rộng khu công nghiệp khu chế xuất, di dân cơ học, hạ tầng xã hội có nguy cơ bị phá vỡ. Qua khảo sát, trường lớp chưa được đầu tư đúng mức...

Đại diện lãnh đạo các tỉnh, thành ĐBSCL tham dự hội nghị
 Đại diện lãnh đạo các tỉnh, thành ĐBSCL tham dự hội nghị

Có thể coi đây là “Hội nghị Diên Hồng” với ĐBSCL về GD&ĐT nhằm soát xét thực trạng, tìm tra những vấn đề đang cản trở nhằm nâng cao chất lượng GD-ĐT. Từ đó, đề xuất những nhóm giải pháp để phát triển giáo dục ĐBSCL, trong đó có đề xuất cơ chế chính sách đặc thù cho vùng, đảm bảo tính khả thi.

Ngoài ra, còn những nhóm giải pháp thuộc về địa phương như điều kiện đảm bảo chất lượng, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, cơ sở vật chất, kiên cố hóa trường lớp, tài chính, đảm bảo đủ điều kiện tối thiểu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông...

Với đề xuất, gợi ý các giải pháp từ các địa phương, Bộ GD&ĐT sẽ có báo cáo, đề xuất với Chính phủ về cơ chế đầu tư cho giáo dục ĐBSCL.

Quang cảnh hội nghị
 Quang cảnh hội nghị

Hàng nghìn điểm trường lẻ, bất cập thừa thiếu giáo viên

Theo báo cáo tại hội nghị, hiện, các tỉnh ĐBSCL có 2.029 trường mầm non, trong đó 1.816 trường công lập, ngoài công lập 213 trường (tỷ lệ 10,5%); khoảng 900 trường (khoảng 44%) có điểm trường lẻ (với hơn 3.641 điểm trường).

Tổng số trường tiểu học của các tỉnh ĐBSCL là 3.101 trường, trong đó trường công lập là 2.947 trường, số trường ngoài công lập là 154 trường, trong đó 1.178 trường (khoảng 38%) có điểm trường lẻ (với gần 2.300 điểm trường).

Học sinh tại các tỉnh ĐBSCL
Học sinh tại các tỉnh ĐBSCL 

Khối THCS có 1.407 trường, trong đó khoảng 10% trường có điểm trường lẻ (với khoảng 80 điểm trường). Ở khối THPT công lập các tỉnh ĐBSCL có 377 trường, trong đó khoảng 2% trường có điểm trường lẻ (với khoảng 10 điểm trường).

Hiện khu vực có 117 trường phổ thông có nhiều cấp học (chủ yếu là TH và THSC) số trường công lập là 103, số trường ngoài công lập là 14 trường, trong đó khoảng 50% trường có điểm trường lẻ (với khoảng 90 điểm trường).

Theo thống kê số lượng thừa thiếu giáo viên từ 13 tỉnh trong khu vực theo định mức năm học 2018-2019, ĐBSCL còn thiếu 11.637 giáo viên mầm non, 2.583 giáo viên tiểu học, 2.157 giáo viên THCS, 401 giáo viên THPT. Tuy nhiên, toàn vùng cũng thừa 1.686 giáo viên tiểu học, 1.073 giáo viên THCS, 3.579 giáo viên THPT.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Tham vọng đi vào lịch sử

GD&TĐ - Bầu cử Quốc hội ở Ấn Độ luôn là sự kiện không nơi nào trên thế giới có thể sánh được về quy mô và thời gian.