“Những người điều hành tổ hợp phòng không không biết rằng đó là máy bay không người lái của Mỹ khi họ bắn hạ nó”, người đứng đầu bộ chỉ huy, Tướng Stephen Townsend, trả lời với Reuters
Theo lời ông, hiện tại tình huống đang được làm rõ. Tuy nhiên, ông không biết chính xác từ đâu mà phía Mỹ có thông tin xác nhận sự liên quan của Nga trong vụ mất tích máy bay không người lái này. Ngoài ra, người đứng đầu bộ chỉ huy cũng không có thông tin về người điều khiển hệ thống phòng không đã bắn hạ máy bay. Theo ông, đó có thể là "lính đánh thuê Nga" hoặc lực lượng LNA của chỉ huy Khalifa Haftar.
Hiện nay, phía Mỹ đang yêu cầu trả lại những mảnh vỡ của máy bay không người lái.
Trước đó, Ngoại trưởng Sergei Lavrov đã gọi các báo cáo về "lính đánh thuê Nga" có mặt ở Libya là các tin đồn. Nhà ngoại giao cũng lưu ý rằng, Nga là một trong số ít các quốc gia duy trì quan hệ với tất cả các bên trong cuộc xung đột của Libya. Ông cũng khẳng định không chạy theo những ồn ào hỗn độn, mà làm việc theo đúng các nguyên tắc của Libya.
Đầu tháng 4, Haftar đã ra lệnh tấn công Tripoli để "giải phóng khỏi những kẻ khủng bố". Ngược lại, các lực lượng vũ trang quốc gia trung thành với chính phủ tuyên bố bắt đầu một hoạt động trả đũa. Theo WHO, hơn một nghìn người đã chết vì trận chiến ở Tripoli.
Từ sau khi lật đổ và ám sát nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi vào năm 2011, Libya gần như không còn hoạt động như một quốc gia thống nhất. Hiện tại trong nước diễn ra chính quyền kép. Ở phía đông là Quốc hội do người dân bầu chọn, còn phía tây, tại thủ đô Tripoli, Fayez Sarraj là người đứng đầu chính phủ Hiệp định quốc gia được hỗ trợ bởi Liên Hợp Quốc và Liên Minh Châu Âu. Chính quyền của phần phía đông của đất nước hoạt động độc lập với Tripoli và hợp tác với Quân đội Quốc gia Libya.
Nga đã nhiều lần ủng hộ việc chấm dứt chiến sự và nối lại đối thoại để giải quyết cuộc khủng hoảng Libya.