Tiết lộ nguyên nhân khủng long tuyệt chủng

Tiết lộ nguyên nhân khủng long tuyệt chủng
Ảnh vách đá Campeche được cập nhật trên Google Earth và Google Maps. (Ảnh: Google Earth)
Ảnh vách đá Campeche được cập nhật trên Google Earth và Google Maps. (Ảnh: Google Earth)
Các nhà khoa học Mỹ vừa lập bản đồ về một vách đá ngầm lớn ở phía nam vịnh Mexico, được coi là có thể chứa manh mối về vụ va chạm làm khủng long tuyệt chủng hàng triệu năm trước.
Theo NBC News, vách đá Campeche được các nhà khoa học ở Viện Nghiên cứu Monterey Bay Aquarium (MBARI) sử dụng sóng sonar phát hiện vào tháng 3/2013. Với chiều dài 600km và độ dốc 4km dưới đáy biển, vách đá được các nhà khoa học lựa chọn để nghiên cứu vì nó nằm gần địa điểm thiên thạch va chạm với Trái Đất 65 triệu năm trước.
Các nhà khoa học cho rằng vụ va chạm này đã gây ra bão lửa và mây bụi dày đặc che ánh sáng mặt trời, dẫn đến sự kiện tuyệt chủng toàn cầu, kết thúc 150 triệu năm thống trị của khủng long trên Trái Đất.
Theo thời gian, các lớp trầm tích ở vách đá này phân thành nhiều lớp, lớp mới nhất sẽ ở trên cùng. Nghiên cứu các lớp trầm tích ở vách đá sẽ giúp con người hiểu rõ thêm về những gì đã xảy ra trong các hoạt động địa chất cổ, giống như ở hẻm núi lớn Grand Canyon.
Miệng núi lửa Chicxulub, được tạo thành trong vụ va chạm thiên thạch, nay đã nhằm sâu bên dưới bán đảoYucatán. Do còn nhiều có điều kiện hạn chế, nên các nhà khoa học chỉ có thể tiếp xúc được với miệng hố Chicxulub qua những hoạt động khoan ngầm qua bán đảo này.
Trong thời gian tới, nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng robot dưới nước hoặc tàu ngầm để thu thập trầm tích từ vách đá Campeche, với hy vọng làm sáng tỏ mức độ tàn phá của vụ va chạm cổ đại.
Theo VNE

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.