Tiếp tục phát hiện tín hiệu lạ từ vũ trụ

GD&TĐ - Xung sóng vô tuyến nhanh (FRB) là những tín hiệu từ vũ trụ xa xôi, có nguồn gốc bí ẩn.

Gần đây, các nhà thiên văn học thuộc Dự án Kính thiên văn CHIME (Canada) phát hiện 8 xung FRB mới, lặp đi lặp lại.
Gần đây, các nhà thiên văn học thuộc Dự án Kính thiên văn CHIME (Canada) phát hiện 8 xung FRB mới, lặp đi lặp lại.

Tiếp tục phát hiện tín hiệu lạ từ vũ trụ

Gần đây, các nhà thiên văn học thuộc Dự án Kính thiên văn CHIME (Canada) phát hiện 8 xung FRB mới, lặp đi lặp lại. Xung FRB đơn lẻ và xung lặp lại có bước sóng khác nhau. Đối với trường hợp xung lặp lại, giữa các xung có những “khoảng lặng thời gian” khác nhau.

Các nhà khoa học cho rằng, nghiên cứu những xung FRB mới, chúng ta có thể biết được nguồn gốc phát ra xung và từ đó hiểu được bản chất của hiện tượng kỳ lạ này.

Cơ sở của NASA chuẩn bị chế tạo phi thuyền lên Mặt trăng

Trung tâm điều khiển các chuyến bay vũ trụ của NASA ở Alabama (Mỹ) sẽ đóng vai trò chủ đạo trong sứ mệnh đưa các phi hành gia lên Mặt trăng vào năm 2024.

Sau 5 năm nữa, NASA dự định đưa 1 phi hành gia nam và 1 phi hành gia nữ lên Mặt trăng trong khuôn khổ Chương trình Artemis.

Theo ông Jim Bridenstine, quản trị viên NASA, Trung tâm điều khiển các chuyến bay vũ trụ ở Alabama được NASA giao nhiệm vụ xây dựng phi thuyền có khả năng đưa phi hành đoàn an toàn lên Mặt trăng và quay trở về Trái đất.

“Đây không phải là quyết định vội vàng. Từ hơn 10 năm nay, trung tâm này đã thực hiện nhiều công việc khó khăn trong lĩnh vực thiết kế hệ thống đổ bộ” – ông Jim Bridenstine cho biết.

Sao Mộc từng “nuốt chửng” hành tinh lân cận

Các nhà khoa học ở ĐH Rice (Mỹ) và ĐH Trung Sơn (Trung Quốc) tìm được chứng cứ cho thấy, trong quá khứ, sao Mộc đã va chạm với một hành tinh mới hình thành và “nuốt chửng” nó.

Dựa trên dữ liệu từ sứ mệnh vũ trụ Juno của NASA, các nhà khoa học thấy rằng, phần lõi của sao Mộc không đặc như giả định trước đây.

Theo mô hình mới nhất, đây là kết quả của vụ va chạm sao Mộc với một hành tinh khác, lớn hơn Trái đất khoảng 10 lần (sao Mộc lớn hơn Trái đất khoảng 318 lần).

“Trước va chạm, sao Mộc có nhân rất đặc, bao quanh bởi khí quyển. Tuy nhiên vụ va chạm đã làm thay đổi tất cả” – bà Andrea Isella, ở ĐH Rice, cho biết như vậy.

Ông Shang-Fei Liu (ĐH Trung Sơn) cho rằng, xác suất để sao Mộc “nuốt chửng” hành tinh mới hình thành ở lân cận là 40%.

Theo Onet; Interia

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

'Nỗi ám ảnh' của ông Trump

GD&TĐ - Một trong những quốc gia được nhắc nhiều và chịu ảnh hưởng ngay trong ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Mexico.