Tiếp tục nâng cao chất lượng dạy học đối với học sinh khuyết tật

GD&TĐ - Xây dựng kế hoạch cá nhân cho học sinh khuyết tật là chương trình học tập của học sinh ấy trong năm học đó và dạy theo chương trình đó.

Hội thảo Hỗ trợ chuyên môn về việc tổ chức dạy và học đối với học sinh khuyết tật.
Hội thảo Hỗ trợ chuyên môn về việc tổ chức dạy và học đối với học sinh khuyết tật.

Ngày 17/4, tại Trường trẻ em khuyết tật tỉnh Quảng Trị, Ban chỉ đạo giáo dục trẻ khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn - Bộ GD&ĐT (Ban chỉ đạo) tổ chức Hội thảo hỗ trợ chuyên môn về việc tổ chức dạy và học đối với học sinh khuyết tật.

TS Tạ Ngọc Trí – Phó Vụ trưởng Vụ giáo dục Tiểu học (GDTH), Phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo giáo dục trẻ khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn làm việc với Sở GD&ĐT Quảng Trị.

TS Tạ Ngọc Trí – Phó Vụ trưởng Vụ giáo dục Tiểu học (GDTH), Phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo giáo dục trẻ khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn làm việc với Sở GD&ĐT Quảng Trị.

Điều chỉnh chương trình dạy phù hợp

Tại hội thảo, các đại biểu đã được giới thiệu các vấn đề liên quan đến việc triển khai, dạy học đối với trẻ khuyết tật theo thông tư 20/2022/TT-BGDĐT ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập. Các đại biểu tham gia hội thảo cũng trao đổi, chia sẻ các vấn đề xung quanh việc dạy và học đối với học sinh khuyết tật.

Bà Lê Thị Thúy Hoa - Hiệu trưởng Trường trẻ em khuyết tật tỉnh Quảng Trị cho biết, nhà trường thành lập năm 1994, trực thuộc Sở GD&ĐT Quảng Trị. Trường có nhiệm vụ thực hiện giáo dục chuyên biệt cho học sinh khuyết tật khiếm thính, khiếm thị, khuyết tật trí tuệ và đa tật. Hiện nhà trường có hơn 130 học sinh với các dạng khuyết tật khác nhau.

Theo đại diện Trường trẻ em khuyết tật tỉnh Quảng Trị, trong công tác chuyên môn, giảng dạy, nhà trường gặp một số khó khăn, do học sinh có nhiều dạng khuyết tật. Cụ thể, học sinh của trường có 3 dạng khuyết tật: khiếm thính, khiếm thị và khuyết tật trí tuệ chậm phát triển. Trong đó, khuyết tật trí tuệ chiếm số lượng lớn. Quá trình giảng dạy, khó khăn của giáo viên là phải làm sao điều chỉnh chương trình học tập cho học sinh phù hợp với không chỉ các loại tật khác nhau mà còn là mức độ khuyết tật đối với dạng tật cũng khác nhau.

Giáo viên trực tiếp dạy học sinh khuyết tật cho rằng, đối với chương trình học của trẻ khiếm thính giáo viên đã áp dụng các quy định cho phép giảm nhẹ nội dung dạy học để có chương trình học tập cho phù hợp với từng cá nhân học sinh. Tuy nhiên, cái khó là các em học sinh này nếu ra ngoài cũng rất khó hòa nhập.

Ông Phan Hữu Huyện – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Trị phát biểu tại hội thảo.

Ông Phan Hữu Huyện – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Trị phát biểu tại hội thảo.

Ông Phan Hữu Huyện – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Trị cho biết: Do hậu quả chiến tranh nên tại Quảng Trị có số lượng trẻ em khuyết tật, nạn nhân da cam khá nhiều. Thời gian qua, tỉnh và Ngành GD&ĐT rất quan tâm đến hoạt động giáo dục trẻ khuyết tật. Học sinh khuyết tật trong độ tuổi đi học tại địa phương đều được tạo điều kiện đến trường.

Hiện Quảng Trị đang triển khai 2 phương thức giáo dục học sinh khuyết tật là giáo dục chuyên biệt và giáo dục hòa nhập. Trong đó, Trường trẻ em khuyết tật là trường chuyên biệt. Về công tác chuyên môn đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Sở GD&ĐT. Đội ngũ chuyên môn chủ yếu giáo viên tiểu học, có đào tạo các lớp ngắn hạn nên ít giáo viên có chuyên môn sâu về giáo dục học sinh khuyết tật.

Việc phát triển Trường trẻ em khuyết tật, UBND tỉnh đã có định hướng phát triển mô hình Trường trẻ em khuyết tật dạy học sinh không chỉ cấp tiểu học mà mở rộng lên cấp THCS.

Xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho HS khuyết tật

Phát biểu tại hội thảo, TS Tạ Ngọc Trí – Phó Vụ trưởng Vụ GDTH, Phó trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo cho biết, học sinh khuyết tật rất đa dạng về dạng tật, mức độ cho từng dạng. Do đó, nhu cầu học tập cũng như khả năng của mỗi học sinh khuyết tật là khác nhau. Căn cứ vào quy định hiện nay trong Luật Người khuyết tật 2010, “Nhà nước tạo điều kiện để người khuyết tật được học tập phù hợp với nhu cầu và khả năng của người khuyết tật” (Điều 27 Khoản 1), học sinh khuyết tật cần được học tập bằng một “chương trình giáo dục riêng của chính học sinh đó”, đó chính là kế hoạch giáo dục cá nhân.

TS Tạ Ngọc Trí nhấn mạnh, việc xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho học sinh khuyết tật là yêu cầu bắt buộc.

TS Tạ Ngọc Trí nhấn mạnh, việc xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho học sinh khuyết tật là yêu cầu bắt buộc.

Thông tư 20/2022/TT-BGDĐT ngày 28/12/2022 ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập quy định việc giáo dục trẻ khuyết tật theo phương thức giáo dục chuyên biệt cũng cần thực hiện theo kế hoạch giáo dục cá nhân. Trên cơ sở kế hoạch giáo dục cá nhân, học sinh được học theo nhu cầu và khả năng của chính em đó. Việc đánh giá học sinh khuyết tật được thực hiện theo các quy định hiện hành và trên cơ sở kế hoạch giáo dục cá nhân.

Hiện Quảng Trị đã xây dựng được Trường trẻ em khuyết tật và đang tổ chức tốt việc dạy và học cấp tiểu học cho học sinh khuyết tật. Đây là mô hình trường cho các cháu học tập, đảm bảo quyền được tham gia giáo dục bắt buộc cho học sinh khuyết tật. Tỉnh đang có định hướng tiếp tục phát triển để dạy THCS tại trường để tiến thêm một bước là thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở cho đối tượng học sinh khuyết tật. Đây là một chủ trương đúng đắn, mang tính nhân văn và mong muốn tỉnh sẽ sớm hoàn thành đề án này.

Lãnh đạo Vụ GDTH chuyển quà của Thứ trưởng Ngô Thị Minh động viên các học sinh tại Trường trẻ em khuyết tật tỉnh Quảng Trị.

Lãnh đạo Vụ GDTH chuyển quà của Thứ trưởng Ngô Thị Minh động viên các học sinh tại Trường trẻ em khuyết tật tỉnh Quảng Trị.

Về việc triển khai dạy học đối với học sinh khuyết tật, TS Tạ Ngọc Trí – Phó Vụ trưởng Vụ GDTH nhấn mạnh: Hiện nay chưa có quy chế tổ chức hoạt động trường chuyên biệt. Nhưng trong thông tư 20 nêu rõ việc dạy học trong trung tâm theo phương thức giáo dục chuyên biệt. Do đó, nhà trường có thể triển khai chương trình GDPT 2018 theo phương thức giáo dục chuyên biệt tại trường.

Đặc biệt, cần phải xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho từng học sinh. Đã là học sinh khuyết tật theo quy định trong Thông tư 20 phải có kế hoạch giáo dục cá nhân và việc đánh giá học sinh cũng như các hồ sơ sổ sách liên quan được quy định áp dụng như các quy định hiện hành, tức là như các học sinh không khuyết tật khác.

“Xây dựng kế hoạch cá nhân cho học sinh khuyết tật là chương trình học tập của học sinh ấy trong năm học đó và dạy theo chương trình đó. Khi hoàn thành chương trình dạy học lớp 1, giáo viên và nhà trường xác nhận học sinh đã hoàn thành chương trình lớp 1 (theo kế hoạch giáo dục cá nhân). Cháu nào đạt được mức độ nào với các nội dung học tập đã xây dựng trong kế hoạch giáo dục cá nhân thì xác nhận theo mức độ đó cho các cháu. Học sinh khuyết tật có thể được công nhận danh hiệu học sinh xuất sắc nếu học sinh đó đạt được các tiêu chí như quy định đối với các nội dung học tập đã xây dựng trong kế hoạch giáo dục cá nhân.

Học sinh khuyết tật hoàn toàn có thể được khen thưởng mặc dù cháu học nội dung ít hơn hay “dễ hơn” các bạn cùng lớp. Khen thưởng đây là khen thưởng danh hiệu (ví dụ danh hiệu học sinh xuất sắc) đối với các nội dung mà cháu được yêu cầu học tập, chứ không phải là đầy đủ các nội dung học tập như các bạn học sinh không khuyết tật trong lớp”, TS Trí cho hay.

Lãnh đạo Ban chỉ đạo cũng đặt vấn đề, khi tuyển sinh đối với học sinh khuyết tật cần đánh giá khả năng của mỗi em. Môn nào các em học được, môn nào được miễn; nội dung nào trong chương trình môn học học sinh đó học được, nội dung nào không. Bên cạnh đó, xem xét rèn luyện cho học sinh những kỹ năng đặc thù để hỗ trợ các cháu sớm hòa nhập cuộc sống hoặc hòa nhập cộng đồng.

Ban chỉ đạo kêu gọi các đơn vị tặng quà đến học sinh.

Ban chỉ đạo kêu gọi các đơn vị tặng quà đến học sinh.

Công ty cổ phần dịch vụ và nền tảng tài chính kỹ thuật số TNEX tặng 20 triệu đồng đến học sinh khuyết tật Quảng Trị.

Công ty cổ phần dịch vụ và nền tảng tài chính kỹ thuật số TNEX tặng 20 triệu đồng đến học sinh khuyết tật Quảng Trị.

Nhân dịp Ngày Người khuyết tật Việt Nam (18/4), TS. Tạ Ngọc Trí đã chuyển lời thăm hỏi động viên ân cần và chuyển quà của Thứ trưởng Ngô Thị Minh động viên các học sinh tại Trường trẻ em khuyết tật tỉnh Quảng Trị.

Ban chỉ đạo cũng đã kêu gọi và huy động một số đơn vị: Hiệp hội vì giáo dục cho mọi người Việt Nam, Công ty cổ phần dịch vụ và nền tảng tài chính kỹ thuật số TNEX, Công ty Du lịch DHT Việt Nam tặng quà đến các học sinh Trường trẻ em khuyết tật tỉnh Quảng Trị.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cùng Bộ Tư lệnh Binh đoàn B70 lên phương án chỉ đạo chiến dịch đường 9 – Nam Lào. Từ trái qua: Hoàng Phương, Lê Trọng Tấn, Võ Nguyên Giáp, Cao Văn Khánh, Phạm Hồng Sơn. Ảnh tư liệu.

Võ thấu lòng dân, Võ hóa Văn*

GD&TĐ - Trên tất cả các mỹ từ, nhân văn đức độ của một vị tướng như ông tỏa sáng như một bậc hiền nhân: “Văn lo vận nước, Văn thành Võ/Võ thấu lòng dân, Võ hóa Văn”.

Cán bộ Trung đội 11 (Đại đội 4, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 48, Sư đoàn 3-Sao Vàng, Quân khu 1) hướng dẫn chiến sĩ mới cách đặt mũ. Ảnh: Lê Quang Hội

Màu xanh áo lính

GD&TĐ - Ngày còn trong quân ngũ, tôi thường nhận được những cánh thư tay của bạn bè, người thân gửi đến.